Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Kéo dài tuổi xuân nhờ chế độ ăn.

Hiện nay rất nhiều người muốn giữ gìn để mình trẻ mãi với thời gian. Nên bạn tìm mọi cách để có thể níu kéo tuổi xuân của mình. Thật đơn giản một bí quyết giữ gìn tuổi thanh xuân là chính các món ăn hằng ngày có thể giúp bạn. Cách ăn uống khoa học góp phần vào việc giảm thiểu quá trình lão hóa.

a. Những điều nên và không nên:
Bạn nên ăn cả trái cây để có nhiều chất xơ hơn ép lấy nước. Và đảm bảo việc ăn trái cây ít nhất 3 bữa cá trong một tuần.
Bạn không nên ăn nhiều muối hay các thực phẩm mặn như mắm, cá khô, dưa muối, đồ ăn sẵn trong hộp...
Chế độ dinh dưỡng hợp lý là một trong các biện pháp rất quan trọng giúp bạn ngăn ngừa biến đổi và rối loạn trong các cơ quan cơ thể của người lớn tuổi.

Quá trình lão hóa của con người thường đi kèm với sự giảm nhu cầu năng lượng do giảm hoạt động thể lực và giảm chuyển hóa cơ bản. Càng lớn tuổi, nhiều người sẽ không ăn đủ nhu cầu về dinh dưỡng do mệt mỏi, uể oải và thiếu sự quan tâm đến cuộc sống của bản thân. Giải pháp đưa ra là bạn nên tăng cường hoạt động có thể làm tăng sự ngon miệng và vì thế sẽ giúp cơ thể nhận đủ năng lượng, đủ dưỡng chất cần thiết..
Những dưỡng chất cần thiết

1. Protein.

Lượng protein được tổng hợp mỗi ngày sẽ giảm rất ít theo tuổi. Nhu cầu về chất đạm thông thường là khoảng 55-60g mỗi ngày. Khi bạn càng lớn tuổi, khả năng tiêu hóa và hấp thu đạm của bạn càng kém, giai đoạn này khả năng tổng hợp protein của cơ thể sẽ giảm nên rất dễ xảy ra tình trạng thiếu đạm.

Quá trình phân hủy đạm tại ruột già sẽ tạo ra các chất thải thối rữa sẽ là những độc tố nếu táo bón nếu lâu ngày sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Do đó những người lớn tuổi nên hạn chế các loại thịt, nhất là thịt mỡ. Thay vào đó, bạn nên ăn cá, phải đảm bảo ít nhất 3 bữa cá trong tuần vì cá chứa nhiều đạm  rất dễ tiêu hóa,trong cá lại có thêm một số acid béo cần thiết cho cơ thể có tác dụng bảo vệ cho bạn. Ngoài ra, cũng nên thay chất đạm động vật bằng một số đạm thực vật như đậu nành, đậu hà lan,đậu đũa, đậu cô ve...

2. Carbohydrate.

Carbohydrate được chia thành 2 nhóm carbohydrate hấp thu nhanh (gồm fructose, glucose, saccarose) và nhóm hấp thu chậm (gồm glycogen, tinh bột).

Carbohydrate có chiếm thành phần chủ yếu trong thức ăn. Sự dung nạp hợp chất này ở người lớn tuổi sẽ bị giảm, do đó cần giảm sử dụng trong bữa ăn hằng ngày, nhất là các loại hấp thu nhanh. Cụ thể là bạn nên hạn chế các loại đồ ăn có đường mía,  nước ngọt, bánh kẹo,... Bạn nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, bắp, mì, khoai,...

3. Chất béo.

Omega-3 và omega-6 là các acid béo rất thiết yếu cho cơ thể. Omega-3 có rất nhiều trong đậu nành,tảo, cá,  dầu hạt cải, rong biển, có tác dụng phòng chống bệnh tim mạch và ung thư. Omega 6 có trong dầu mè, bắp, đậu phộng, đậu nành, hướng dương, .

Thực phẩm chứa nhiều chất béo.
Thực phẩm chứa nhiều chất béo.



Cholesterol là chất chủ yếu cấu tạo trong màng tế bào và là nguyên liệu tạo thành các hormone giới tính của con người. Cholesterol kết hợp với acid béo và protein tạo ra các lipoprotein có tác dụng bảo vệ tim mạch của bạn. Thừa cholesterol sẽ dễ gây xơ vữa động mạch và gây tắc mạch não nguy hiểm cho người nhưng nếu thiếu cũng sẽ làm màng tế bào yếu dễ gây xuất huyết não. Cholesterol có rất nhiều trong mỡ động vật và lòng đỏ trứng, các phủ tạng. Những người lớn tuổi nên hạn chế chất béo, đặc biệt là mỡ động vật  rất béo và nên thay bằng dầu thực vật. Lượng cholesterol trong khẩu phần hằng ngày  là dưới 300 mg.

4. Nước, vitamin và chất khoáng.

Bạn cần chú ý uống nước thường xuyên dù không khát, nhất là vào những  mùa hè. Hoạt động tiêu hóa và hấp thu ở người cao tuổi thường sẽ kém hơn lúc trẻ. Do đó dễ bị thiếu kali,các vitamin,  thiếu canxi gây loãng xương ,magie nội bào,  thiếu máu thiếu sắt là nguyên nhân gây mệt mỏi chóng mặt, giảm trí nhớ, thiếu kẽm nên gây biếng ăn, sẽ giảm trí nhớ, kém tập trung, sạm da, khô da,...

Những nguồn thực phẩm giàu canxi là sữa và sản phẩm chế từ sữa, tôm tép nên ăn cả vỏ, cá nhỏ bạn nên ăn luôn xương,  đậu hũ, đậu nành, rau xanh. Sữa là thực phẩm rất giàu canxi và chứa nhiều đạm quý. Do đó, nên uống 1-2 ly sữa mỗi ngày để bổ sung, chọn loại sữa chứa ít hoặc không có chất béo và đường.

Thực phẩm giàu chất sắt là thịt, cá, huyết, trứng, gan,  rau xanh, đậu,. Kẽm có nhiều trong thức các ăn động vật, đặc biệt là cá, thịt và hải sản, đặc biệt là hàu. Kali có nhiều trong rau và trái cây.

5. Chất xơ

Chất xơ giúp thải độc chất qua đường tiêu hóa, hạn chế táo bón, giảm hấp thu cholesterol từ chế độ ăn vào cơ thể. Chất xơ có nhiều trong ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây.

Tăng cường chất xơ trong thực đơn hằng ngày.
Tăng cường chất xơ trong thực đơn hằng ngày.


Để nhận đủ vitamin và chất xơ, nên ăn khoảng 200-300 g rau và 2-3 phần trái cây mỗi ngày. 1 phần trái cây tương đương 1 trái chuối, 1 trái cam, 1 trái lê cỡ trung bình hoặc 1/2 ly nước ép trái cây. Nên chọn rau trái nhiều màu sắc, chế biến đơn giản để hạn chế mất dưỡng chất qua quá trình đun nấu. Khi dùng trái cây nên ăn cả trái sẽ nhận được nhiều chất xơ hơn là chỉ ép lấy nước.

6. Nên chọn lựa thực phẩm chống oxy hóa.

Uống nhiều nước trà, và  trà xanh, ăn nhiều rau, đặc biệt là rau lá xanh như rau muống, rau ngót, rau dền, rau đay, rau mồng tơi, ăn nhiều các gia vị như hành, hẹ, rau thơm... Ăn các loại củ gia vị như tỏi, gừng, riềng, nghệ..., ăn nhiều trái cây chín sẽ cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin, muối khoáng và các chất chống oxy hóa. Hạn chế stress vì sẽ làm gia tăng gốc tự do.

7. Hạn chế muối và thực phẩm mặn.


Muối là loại gia vị phổ biến hàng ngày nhưng cơ thể chỉ cần một số lượng rất ít, khoảng 3-5 g. Thói quen ăn mặn sẽ dẫn đến cho bạn bệnh cao huyết áp. Do đó nên bạn hạn chế muối hay các thực phẩm mặn (mắm, khô, dưa muối, đồ hộp...) trong khẩu phần.

Nhãn: , ,

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ