Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

Hãy cẩn trọng với những món ăn dễ gây ngộ độc.

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng cơ thể nhiễm phải chất độc qua đường ăn uống từ những thực phẩm thông dụng hoặc chẳng may ăn phải những loại thực phẩm không được ăn.

Ngộ độc do sắn

Sắn có thể gây ngộ độc cho bạn.
Sắn có thể gây ngộ độc cho bạn.


Vừa qua, BV Nhi Trung ương tiếp nhận bệnh nhân Khổng Thu H. (7 tuổi, Lập Thạch, Vĩnh Phúc). Cháu nhập viện trong tình trạng nôn nhiều, lơ mơ, khó thở, tím tái sau khi ăn sắn ở nhà hàng xóm.

Gia đình cho biết, ngày xảy ra tai nạn, cháu Trà đã ăn 2 khúc sắn trồng trong vườn khi đói bụng. Số sắn này chưa bóc hết vỏ và chưa được ngâm kỹ. Những người ăn cùng không có biểu hiện gì bất thường. Các bác sĩ chẩn đoán Trà bị ngộ độc sắn.

Theo lý giải của BS Ngô Anh Vinh, Khoa Cấp cứu và Chống độc (Bệnh viện Nhi Trung ương) thì trong thành phần của sắn có độc chất cyanid, còn gọi là axit hydrocyanic gây ngạt và thiếu oxy tế bào cho người ăn phải.

Biểu hiện ngộ độc sắn thường xuất hiện vài giờ sau khi ăn. Ở người bị ngộ độc sẽ có các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa (đầy bụng, sôi bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy) và rối loạn thần kinh (váng đầu, nóng bừng mặt, ù tai, chóng mặt, ngứa ngáy, chân tay nặng, người vật vã, nóng bừng mặt, ù tai, ngứa, tê chân tay... run, co giật, có khi tử vong). Có trường hợp thì bị sốt, ho…

Người dân có thể phòng tránh ngộ độc sắn bằng cách không ăn chúng khi đói, trước khi ăn nên gọt vỏ, ngâm nước, luộc kỹ và không nên ăn quá nhiều. Nếu thấy trẻ có biểu hiện chóng mặt, đau bụng, buồn nôn, lơ mơ sau khi ăn thì nên đưa đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Khoai tây mọc mầm, cà chua xanh nguy hiểm không kém

Theo BS Nguyễn Văn Hậu, Bệnh viện 103, khoai tây bình thường chứa nhiều tinh bột, chất dinh dưỡng và lượng chất solanine và chaconine không đáng kể. Hai chất solanine và chaconine là độc tố nhưng ở hàm lượng thấp không gây độc.

Tuy nhiên khi khoai tây mọc mầm, lượng solanine và chaconine lớn hơn gấp nhiều lần nên dễ dàng gây ngộ độc. Khi bị trúng độc khoai tây mọc mầm ở thể nhẹ, người bệnh có biểu hiện khô cổ họng, khó thở, nôn mửa, tê lưỡi, đau bụng tiêu chảy, chóng mặt… trường hợp nặng thì nhiệt độ cơ thể tăng cao đột ngột, sau đó co giật, hôn mê, suy hô hấp, thậm chí tử vong.

Hay ở loại cà chua xanh cũng có chứa chất solanine,  hàm lượng solanine trong cà chua xanh dao động từ 9 đến 32mg/100g, trong cà chua chín thì chất này khoảng từ 0 đến 0,7mg/100g. Cà chua càng chín thì càng chứa ít solanine. Khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát. Nếu ăn nhiều có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… và khi cà chua chín thì độc tố này đã bị phân hủy.
Dứa ngon thơm những rất dễ gây ngộ độc.

Lượng solanine và chaconine lớn hơn gấp nhiều lần trong khoai nên dễ dàng gây ngộ độc


BS Hậu cho biết bản thân quả dứa không có độc là loại quả rất ngon và thơm. Nhưng không ít trường hợp sau khi ăn dứa bị nôn mửa, khó chịu, ngộ độc là do dị ứng với nấm Candida trepicalis nắm ở những mắt của quả dứa, nhất là những quả đã bị dập nát do trong quá trình gọt dứa không cắt kĩ những mắt này đi. Hoặc dứa dập nên loại nấm đó xâm nhập vào trong quả dứa. Vì quả dứa mọc ở sát đất, thu hái xong cũng để trên nền đất, vỏ dứa gai góc xù xì, mắt dứa làm thành những cái "hang" nên là nơi trú ẩn tốt cho nấm mốc. Bên cạnh đó, dịch bào của dứa có độ ẩm, có hàm lượng đường cao và pH axit là những điều kiện thích hợp cho nấm phát triển.

Vì vậy, khi chúng ta ăn dứa không gọt khoét bỏ hết mắt dứa, hoặc ăn dứa đã bị dập, ủng, hoặc những quả nằm sát mặt đất, nơi thiếu ánh sáng, ẩm ướt, bụi bặm... Hoặc ngoài ra cũng có người ăn nhiều dứa tươi vào lúc đói, các axít hữu cơ của dứa và men brômêlain tác động vào niêm mạc dạ dày, ruột cũng có thể gây nôn nao khó chịu dễ dẫn đến ngộ độc.

Trường hợp nhẹ sau 2-3 giờ người bệnh có thể tự khỏi. Trường hợp nặng bệnh diễn biến nguy kịch, mặt tím tái, nạn nhân trụy tim mạch, khó thở, mê man và dẫn đến tử vong, nếu không được cấp cứu kịp thời tại các bệnh viện.
Chính vì thế để phòng tránh không bị say dưa cần chọn dứa tươi và nguyên lành. Không ăn dứa dập nát, gọt dứa phải hết lớp vỏ, cắt sâu cho hết mắt, sau đó xát qua ít muối rồi rửa sạch mới bổ ra ăn và không ăn nhiều dứa khi đang đói.
Tất cả các trường hợp có biểu hiện của ngộ độc thực phẩm cần đưa đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời.

Nguồn: Theo Minh Tuyết / Trí Thức Trẻ

Nhãn: ,

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ