Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

Mật ong quế có tác dụng gì cho bạn


Khoa học đã chứng minh mật ong và quế có tác dụng rất tốt trong một số trường hợp sau. Vậy khi gặp một số trường hợp sau bạn có thể thực hiện.
Mật ong trộn với quế có thể cải thiện sức khỏe, và đã được sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền Ấn Độ và Hồi giáo nhiều thế kỷ qua.




Rụng tóc: Xoa dầu oliu nóng có chứa một thìa mật ong và một thìa quế lên da đầu trong 5-10 phút trước khi gội.

Đau răng: Trộn 1 thìa bột quế với 5 thìa mật ong thành khối bột nhão. Phết lên vùng bị đâu 3 lần mỗi ngày cho đến khi hết đau.

Cảm lạnh: Dùng một thìa mật ong ấm trộn với 1/4 thìa bột quế 3 lần mỗi ngày, chữa các triệu chứng của cảm lạnh như ho dai dẳng, tắc nghẽn xoang.

Thừa cân: 30 phút trước bữa sáng và 30 phút trước khi đi ngủ, uống một tách nước đã đun sôi với mật ong và quế. Hỗn hợp này có thể hỗ trợ giảm cân, ngay cả nếu bạn có chế độ ăn giàu năng lượng, bởi mật ong và quế ngăn ngừa tích lũy mỡ cơ thể.

Suy kiệt: Đường trong mật ong tốt cho cơ thể con người. Dùng mật ong với quế khiến người già có thêm năng lượng. Trong nghiên cứu rộng rãi về chủ đề này, Tiến sĩ Milton thấy mức năng lượng được cải thiện sau hai tuần uống một cốc nước pha với mật ong và một nhúm quế vào buổi sáng sau khi đánh răng, và vào buổi chiều vào khoảng 3h.

Hơi thở hôi: Người Nam Mỹ súc miệng bằng nước nóng có chứa một thìa mật ong và quế hàng ngày để giữ cho hơi thở thơm mát trong cả ngày dài.

Bệnh về dạ dày: Theo nghiên cứu của Ấn Độ và Nhật Bản, ăn mật ong với bột quế có thể giảm đau dại dày và đầy hơi.

Khó tiêu: Dùng 2 thìa mật ong trộn với bột quế trước bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa và giảm độ acid dạ dày.

Bệnh tim: Trong bữa sáng, ăn bánh mì phết mật ong và bột quế sẽ giúp làm giảm cholesterol, cải thiện chức năng tim, giúp phòng ngừa bệnh tim, đồng thời làm giảm thiểu các vấn đề hô hấp. Tại Bắc Mỹ, nhiều viện dưỡng lão dùng mật ong và quế để chữa cho bệnh nhân bị tắc tĩnh mạch.

Hệ miễn dịch: Dùng mật ong với quế hàng ngày có thể làm tăng cường hệ thống miễn dịch. Mật ong chứa nhiều vitamin và sắt. Ăn mật ong thường xuyên có thể giúp những tế bào bạch cầu chống lại vi khuẩn và virus.

Cúm: Các nhà khoa học Tây Ban Nha đã phát hiện mật ong với quế có thể giúp ngăn ngừa cúm và cảm lạnh thông thường.



Theo Vision Times

Đại Hải biên dịch

Nhãn:

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

8 cách cực hiệu quả xua đuổi những cơn đau răng của bạn

Những mẹo sau đây sẽ xoa dịu những cơn đau răng của bạn. Một số mẹo rất đơn giản trong cuộc sống hằng ngày mà bạn rất dễ dàng thực hiện được. 


1. Nhai một miếng cam

Cắt một nửa hoặc một miếng cam, đắp hoặc nhai ở chỗ đau răng, có thể giảm bớt cơn đau. Cam có vị chua thơm ngát, axit nitric, axit malic trong quả cam có tác dụng sát khuẩn, có thể làm dịu bớt cơn đau. Ngoài ra, mùi thơm của cam còn có thể giảm bớt mệt mỏi, làm tâm trạng bạn bình tĩnh hơn. Nếu lấy cam từ trong tủ lạnh ra, phải chờ nhiệt độ trở về bình thường rồi mới sử dụng được, để tránh cho răng bị kích thích.








2. Uống nhiều nước

Răng sâu cũng gây ra đau răng. Thường xuyên uống nước giúp làm trôi sạch vi khuẩn trong miệng, giảm bớt sự đau đớn. Nước là thứ thuốc tốt nhất cho cơ thể, giúp thanh lọc cặn bã của chuyển hóa và đào thải chất độc ra ngoài cơ thể. Súc miệng sau khi ăn cũng có thể ngăn ngừa sâu răng.


3. Cắn một gói trà túi lọc

Nướu răng sưng đau, chảy máu… có thể là do bên trong miệng không đủ vệ sinh mới dẫn đến vi khuẩn phát triển. Trong hồng trà hoặc trà xanh có chứa axit tannic, giúp giảm sưng, đông máu, và thúc đẩy chữa lành. Lấy túi trà nhúng trong nước nóng, vắt khô nước khi lấy ra, cắn túi trà ngay tại vị trị bị đau răng là sẽ thấy đỡ.


4. Súc miệng với nước muối ấm

Khi bị đau răng nghiêm trọng, có thể dùng nước muối ấm súc miệng, hoặc ngậm nước muối trong miệng, ngậm một lúc lâu, có thể thúc đẩy sự tiết nước bọt, sẽ thấy ngay hiệu quả làm giảm cơn đau răng. Nước muối có tác dụng sát khuẩn, súc miệng bằng nước muối có tác dụng giảm viêm trị đau. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối có thể giữ được răng miệng sạch sẽ.


5. Chườm nóng hoặc chườm lạnh vùng má
Dùng khăn nóng (hoặc lạnh) chườm vào vị trí đau răng, giúp giảm bớt cơn đau răng. Chườm nóng có thể thúc đẩy tuần hoàn máu đạt đến tác dụng giảm sưng giảm đau. Chườm lạnh gây tê cơ vùng bị đau, giảm bớt cảm giác đau khó chịu. Uống chút canh nóng, trà nóng… cũng có tác dụng giảm đau tương tự như chườm nóng hoặc chườm lạnh. Nếu lúc đau răng bị nhạy cảm với quá nóng hoặc quá lạnh, vậy có thể uống trà hoặc nước chanh âm ấm.


6. Đau răng cũng phải kiên trì đánh răng

Nước răng bị viêm, sâu răng cũng là do vệ sinh răng miệng không tốt gây ra. Có người khi bị đau răng thì không dám đánh răng, như vậy ngược lại sẽ làm bệnh tình thêm nặng. Đánh răng là phương pháp diệt trừ vi khuẩn hiệu quả, lúc đánh răng nên chú ý tốc độ không được quá nhanh, thời gian đánh cũng không nên quá lâu, 2 phút là được rồi.


7. Thường hay đổi kem đánh răng

Người dễ bị đau răng chắc là cách mấy tháng thay đổi một nhãn hiệu kem đánh răng khác. Sử dụng cùng một loại kem đánh răng trong thời gian lâu, dễ dẫn đến vi khuẩn trong miệng có khả năng kháng lại kem đánh răng đó. Vì vậy, nên cố gắng thay đổi kem đánh răng có công dụng khác nhau và nhãn hiệu khác nhau.


8. Ít ăn rau quả tươi

Lúc đau răng tốt nhất nên tránh ăn thức ăn có chứa nhiều đường hoặc quá cay. Thức ăn cần phải dùng nhiều sức nhai cũng nên tránh, như là ăn hoa quả hoặc rau xanh có quá nhiều chất xơ. Vì để giảm bớt tình trạng đau răng, tốt nhất nên ăn những thức ăn dạng lỏng hoặc mềm, vả lại nhiệt độ của thức ăn cũng không nên quá nóng hoặc quá lạnh. Khoai tây nghiền, mì sợi nấu mềm hoặc cơm dẻo, đều là lựa chọn rất tốt.

Theo Đại Kỷ Nguyên Đài Loan

Nhãn:

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

Tác dụng tuyệt vời của mã đề


Mã đề khát khao du lịch vì vậy bất cứ nơi nào con người đi qua, là có cây mã đề mọc lên. Người Mỹ bản địa và người New Zealand đều gọi là cỏ dại, bởi vì nó mọc lên ở bất cứ nơi nào người châu Âu định cư.






Như một du khách dày dạn, mã đề thích lối mòn, và thường được tìm thấy ở những vết nứt của mặt đường. Trong khi cỏ thích đất tơi xốp, thoáng khí, mã đề lại chuộng mặt đất cứng và dày. Nó vượt trội trong việc lấy khoáng chất và chất dinh dưỡng từ nền đất cứng mà hầu hết các loài cây không thể

Mã đề chứa một chất làm se với lực hút mạnh mẽ, đó là lý do tại sao nó thường được sử dụng để hút những mảnh vụn, chất độc, và thậm chí là mảnh thủy tinh nhỏ ra khỏi da. Mã đề cũng được sử dụng cho các vết cắn của muỗi, chó, rắn và các sinh vật có nọc độc khác. Loài cây này chứa một chất hóa học gọi là aucubin, đã được chứng minh trong các nghiên cứu có tác dụng chống độc rất hiệu nghiệm và bảo vệ gan.

Hãy nghĩ đến mã đề khi bị côn trùng đốt, ngứa, hoặc mẩn đỏ trên da. Nó được Cục quản lý thảo dược của Đức Commission E chấp nhận cho trường hợp viêm da tại chỗ.

Thuốc bôi mã đề rất tốt, nhưng cách đơn giản nhất để sử dụng loại thảo dược này là nhai rồi đắp.

Nhai một vài phút làm phá vỡ chất xơ của lá, để hóa chất hấp thụ vào da tốt hơn. Nó nghe có vẻ không hợp vệ sinh, nhưng phương pháp này đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để chữa bệnh (và thậm chí khử trùng) các vết thương nhỏ. Nó cũng có thể loại bỏ cơn đau và nọc độc của các loài cây khác như cây tầm ma hay cây thường xuân độc.

Giữ thuốc đắp ở vết thương năm đến mười lăm phút để giảm tấy đỏ, đau và sưng. Thoa lại bốn hoặc năm lần một ngày nếu cần thiết.
Trà mã đề

Trà mã đề là một thức uống tuyệt vời chữa ho. Nó giúp long đờm, giảm kích ứng phổi, và được sự chấp thuận bởi Commission E trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.


Các thử nghiệm lâm sàng ở Bulgaria hỗ trợ sử dụng mã đề cho viêm phế quản mãn tính. Một nghiên cứu của Đức phát hiện ra rằng tính dịu của mã đề đặc biệt thích hợp cho ho ở trẻ em.

Để làm trà, hãy đun nhỏ lửa bốn đến năm lá tươi (hoặc một muỗng canh lá khô) trong một cốc nước khoảng 20 phút. Hương vị rất nhẹ nhàng, bạn cũng có thể thêm chanh và mật ong nếu muốn. Ngoài ra, mã đề còn được nấu cùng một số loài cây khác như mía lau, rễ tranh, râu bắp, lá dứa… để làm nước mát giải nhiệt.

Trà mã đề cũng hữu ích trong các trường hợp khác, bao gồm viêm ruột, kích thích ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm độc, viêm loét, đau răng và tiêu chảy.


Mã đề rất bổ dưỡng. Lá cây chứa beta carotene, canxi, và vitamin A, B, C, và K. Tuy nhiên, chúng nhiều xơ hơn so với rau diếp hoặc rau bina, vì vậy bạn chỉ có thể trộn một vài lá vào món rau. Chọn lá nhỏ, non để có hương vị dịu nhẹ và ít xơ hơn.

Tránh những lá mọc gần ống xả khói xe hơi, hoặc có thể bị tiếp xúc với hóa chất diệt cỏ. Tìm kiếm những cây không bị ô nhiễm bởi nước tiểu động vật hoặc chất thải khác.
Những điểm thú vị

Người ta đã làm bánh mì từ hạt mã đề, rất giàu axit béo omega-3.



.
Cây mã đề thích vùng đất cứng và dày

Mã đề cũng được sử dụng như một loại thảo dược ở Trung Quốc, và được gọi là xa tiền thảo: “loài cỏ mọc trước cỗ xe” bởi vì nó thường mọc dọc những con đường mòn.

Các nhà thảo mộc Trung Hoa nhận ra rằng mã đề có rất nhiều hạt giống, do đó, họ coi nó như một phương thuốc cho khả năng sinh sản của nam giới. Các hạt giống cũng được sử dụng trong Trung y để chữa máu trong nước tiểu.

Hạt từ một loại cây thuộc họ mã đề là psyllium thường được sử dụng như thuốc nhuận tràng. Nó là thành phần chính của thuốc Metamucil.

Mã đề đã được đề cập trong ba vở kịch của Shakespeare. Trong đó, nổi tiếng nhất là vở “Romeo và Juliet”, khi Romeo bảo Benvolio sử dụng lá mã đề để chữa lành vết thương trên chân.

Người Mỹ bản địa công nhận giá trị chữa bệnh của mã đề ngay sau khi nó đến Thế giới mới. Ngoài việc dùng chữa ho, vết thương, và rắn cắn, mã đề cũng là một phương thuốc chữa bệnh liệt Bell, theo nhà thảo dược Matthew Wood.


Dạng pha chế của mã đề được sử dụng cho đau tai và đau răng, cũng như trầm cảm và lo lắng gây ra bởi chứng nghiện nicotine.

Nghiên cứu sơ bộ cho thấy mã đề cũng có thể hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Một nghiên cứu năm 2003 của Tạp chí Y học Trung Hoa của Mỹ nhận thấy chiết xuất từ nước lá mã đề đun nóng sở hữu “hoạt động ức chế đáng kể” về ung thư hạch, ung thư biểu mô (bàng quang, xương, cổ tử cung, thận, phổi và dạ dày) và nhiễm herpes (nhiễm khuẩn da cấp tính).

Theo Theepochtimes.com

Nhãn:

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Ho lâu ngày có cách nào chữa trị được không?

Mục hỏi đáp sức khỏe hôm nay sẽ giải thích cho bạn biết về tình trạng ho lâu ngày có cách nào chữa trị được không?


Bác sĩ: Ho là loại bệnh khó trị nhất, Đài Loan có một tục ngữ: “Thợ xây sợ sửa dột, bác sĩ sợ trị ho.” Chính là nói bác sĩ sợ nhất chính là trị ho, thợ xây sợ nhất là nhà dột nước. Vậy phải làm sao? Thật ra trị ho không khó đến vậy, nếu có thể phân biệt được ho thuộc loại tình trạng ho khan, đờm, yếu, đặc, hay lạnh là có thể điều trị được.


Ho khan, chính là ho không ra đờm, khô đến khó chịu, liên tục ho, liên tục ho, cho nên cần làm nó ướt hơn, để dịch lỏng có thể được tiết ra, sẽ giảm bớt được ho. Ho đờm chính là đờm trong cổ họng rất dày, rất đặc, rất nhiều hoặc là ở dạng bong bóng, chỉ cần ho được đờm ra ngoài, bệnh ho gần như là trị khỏi.

Tây y hiện nay chữa ho chính là dùng thuốc giãn khí quản…chứ không thực sự chữa khỏi được bệnh, chỉ là làm khí quản rộng ra, dày hơn, để nó có thể hô hấp, tôi không thấy đây là cách làm chính xác. Thật ra chỉ cần loại bỏ được vật chất tiết ra trong khí quản, loại bệnh này sẽ khỏi ngay. Phương pháp của Tây y hiện nay, có cách làm mềm ướt đờm là dùng hơi nước cho bệnh nhân hút. Trung y cũng có cách này, nhưng Trung y dùng cách đơn giản hơn, chính là dùng một số dược liệu để khí quản sản sinh dịch lỏng, là có thể sản sinh tính hàn, đi vào có thể tiết được đờm ra. Đương nhiên cũng có thể uống nhiều nước, nhưng uống nước mà không thể biến thành đờm thải ra ngoài, cũng có nghĩa là, uống nước không chắc chắn có công hiệu. Mà thuốc Trung y có thể làm ẩm mô niêm mạc, để đờm được tiết ra. Ho đờm chính là đờm quá nhiều, chúng ta dùng dược liệu có tính nóng để làm đờm khô đi một chút, làm giảm bớt đờm, tự nhiên bệnh sẽ khỏi.

Trong vấn đề ăn uống, người dễ bị ho tốt nhất ngày thường không nên ăn chuối, quýt, thịt vịt, đá. Vỏ quýt có thể trị ho nhưng quýt thì sẽ làm cơn ho lâu dứt hơn. Người đang ho vẫn có một số thứ không nên ăn như: quả mận, dưa hấu, quả xoài, quả thơm, dưa lê, dưa lưới.

Cách trị ho bằng ăn lê của dân gian là cho một ít đường phèn, xuyên bối mẫu vào lê đem chưng lên, hoặc tương tự quýt cho thêm đường phèn chưng lên cũng rất tốt, làm vậy cũng giúp ích cho ho khan.

Thanh Lê biên dịch

Theo đài “Giọng Nói Hy Vọng” (Sound of Hope)
>> Món ngon mỗi ngày tẩm bổ cho cuộc sống

Nhãn:

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

WHO tuyên bố MERS đang lan rộng và phức tạp tại Hàn Quốc


Vào thứ bảy, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo rằng Hàn Quốc có thể buộc phải chuẩn bị cho một cuộc chiến kéo dài với dịch bệnh Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS), khi tuyên bố dịch “lan rộng và phức tạp”.








Lời cảnh báo được đưa ra hôm thứ bảy, một ngày trước khi các quan chức y tế Hàn Quốc thông báo một nạn nhân MERS khác đã tử vong. Tính đến chủ nhật, tổng số ca tử vong ở nước này đã là 15 người và 145 người bị nhiễm bệnh. Và con số này đang ngày càng tăng.

Đáng báo động hơn là báo cáo đầu tiên tại Hàn Quốc về sự lây nhiễm virus MERS ở giai đoạn thứ tư, đã diễn ra bất chấp những nỗ lực của chính phủ để hạn chế sự lây lan của corona virus MERS.

“Vì dịch đã lan rộng và phức tạp, nên được dự đoán sẽ xuất hiện nhiều ca bệnh hơn”, ông Keiji Fukuda, Phó Tổng Giám đốc về an ninh y tế của WHO, cho biết tại một cuộc họp báo ở thành phố Sejong, cách thủ đô Hàn Quốc khoảng 130 km về phía Nam.


Nói về các kết quả của một nghiên cứu chung của WHO, ông Fukuda đã cho biết cuộc chiến chống MERS sẽ kéo dài, hiện tại vẫn không có dấu hiệu cho thấy sự đột biến của virus ở trong nước, bệnh đang lây truyền giống mô hình quan sát được trong vụ dịch trước đó ở Trung Đông.

Tuy nhiên, Lee Jong-koo, người đứng đầu Trung tâm Y tế toàn cầu tại Đại học Quốc gia Seoul, cho biết không nên xem dịch bệnh này như một trường hợp khẩn cấp quốc gia; khi mô tả MERS như một dạng cảm cúm, và cho rằng sự lo sợ của công chúng là quá mức.

“Ban đầu người ta nghĩ rằng MERS gây viêm phổi, nhưng trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng lại tương tự như cảm lạnh thông thường”, Lee nói.

Tỷ lệ gây tử vong của virus MERS được ước tính là từ 30 đến 40%, nhưng ở Hàn Quốc tỷ lệ này vẫn duy trì ở mức 10%, đa số các nạn nhân của corona virus này, trước khi bị nhiễm MERS, đã có một số căn bệnh như hệ thống hô hấp yếu, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim hay ung thư.

Trong khi đó, Trung tâm Y tế Samsung, một bệnh viện lớn ở Seoul đang có hơn 70 trường hợp MERS, đã bị tạm thời đình chỉ phần lớn các hoạt động để ngăn chặn sự lây lan trong bệnh nhân và nhân viên y tế, theo lời của Chủ tịch tổ chức này, Song Jae-hoon. Bệnh viện sẽ công bố trong những ngày tới liệu sẽ kéo dài hay không việc đình chỉ các hoạt động hiện tại.

Trung tâm y tế Samsung đã bị chỉ trích nặng nề vì đã không ngăn chặn virus lây lan giữa các bệnh nhân và nhân viên của bệnh viện. Hơn 400 bệnh nhân, các thành viên gia đình và nhân viên y tế đang ở trong bệnh viện này, gần đây đã bị cách ly. Biện pháp này nâng tổng số bị cách ly ở Hàn Quốc lên gần 5.000 người.

Người ta tin rằng MERS có liên quan đến hội chứng đường hô hấp cấp tính nặng (SARS), đã giết chết hàng trăm người trong một đợt bùng dịch phát trên diện rộng vào năm 2003 ở châu Á. Mặc dù corona virus MERS được cho là ít lây nhiễm hơn so với nhiễm SARS, tuy nhiên, nó gây chết người hơn.

Hiện nay chưa có thuốc chủng ngừa. Virus này lây lan qua tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh, mà không phải trong không khí.

Nhãn:

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

Tác dụng thần kỳ của gừng đối với sức khỏe của bạn


Trong cuộc sống, ngoài tác dụng làm gia vị cho món ăn, gừng còn chứa nhiều công hiệu trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.

Dưới đây là giới thiệu về công dụng kỳ diệu của gừng:

Lở loét miệng

Dùng nước gừng nóng súc miệng thay trà, mỗi ngày từ 2 đến 3 lần. Thông thường 6 đến 9 lần là hết lở loét.

Đau răng do viêm nha chu gây ra

Dùng nước gừng nóng súc miệng thay nước trà, sáng tối một lần. Hoặc có thể cắn miếng gừng tại chỗ đau răng, có thể làm giảm cơn đau.

Đau nửa đầu

Khi bị đau nửa đầu, có thể dùng nước gừng nóng để ngâm hai tay khoảng 15 phút. Cảm giác đau sẽ giảm nhẹ hoặc biến mất.

Giải rượu

Dùng nước gừng nóng cộng thêm lượng mật ong thích hợp có thể giảm bớt hoặc loại bỏ say rượu.

Đầu có gàu

Trước tiên là dùng gừng tươi chà rửa tóc, sau đó dùng nước gừng nóng gội đầu, sẽ giúp ngăn ngừa và trị gầu.

Đau lưng dưới bả vai

Cho một ít muối và chút giấm vào trong nước gừng nóng, sau đó dùng khăn thấm nước, rồi đắp vào chỗ đau, làm đi làm lại nhiều lần, có thể làm giảm cơn đau.

Bệnh giun sán

Mỗi ngày trước khi đi ngủ dùng nước gừng nóng rửa sạch vùng bụng, rồi uống một đến hai ly nước gừng nóng, duy trì trong khoảng 10 ngày là trị giun sán.


Chữa hôi chân
Ngâm chân vào trong nước gừng nóng, lúc ngâm cho thêm chút muối và giấm. Ngâm khoảng 15 phút thì lau khô, xoa thêm một ít phấn hoạt thạch, mùi thối sẽ biến mất.

Cao huyết áp

Lúc huyết áp tăng cao, có thể dùng nước gừng nóng ngâm chân khoảng 15 phút. Do tính phản xạ làm giãn huyết mạch, làm huyết áp giảm xuống.

Đau đầu cảm lạnh


Ngâm hai chân vào trong nước gừng nóng ngập đến mắt cá chân là được. Có thể cho thêm muối, giấm và ngâm đến khi mu bàn chân đỏ lên. Cách này rất có công hiệu điều trị cảm lạnh phong hàn, đau đầu, ho. Ngoài ra, có thể cắt sợi gừng tươi, cho thêm đường đỏ nấu canh. Uống khi vẫn còn nóng rồi đắp chăn cho đổ mồ hôi, cảm lạnh sẽ nhanh chóng được trị khỏi.

Nổi mày đay

Cháo gừng tươi quế chi: 10 miếng gừng tươi, 3g quế chi (dạng bột), 50g gạo cứng, 30g đường đỏ, nấu thành cháo lỏng, ăn 1 đến 2 lần mỗi ngày.

Cổ họng sưng đau

Cho một chút muối ăn vào trong nước gừng nóng, uống như uống trà.

Đau xương khớp

Ăn lượng gừng tươi hoặc dùng nước gừng chà vào chỗ đau, có thể cải thiện hoạt động của xương khớp, cơn đau giảm nhẹ rõ rệt, giảm bớt triệu chứng sưng tấy và tê cứng.

Đau bụng kinh
Bỏ 2 đến 3 hạt sơn trà vào trong nước gừng nấu đường đỏ, một ngày uống 2-3 lần là khỏi.

Tay chân nổi mụn nhọt nhưng chưa lở loét

Có thể dùng gừng tươi nấu nước ngâm tay, ngâm chân. Đối với da dễ bị nổi mụn nhọt, nếu dùng nước gừng bôi liên tục nhiều lần, có thể làm tăng khả năng kháng hàn, từ đó chống được nổi mụn nhọt.

Nổi rôm

Dùng gừng cắt lát đắp bên ngoài, rôm sẽ nhanh chóng biến mất, người lớn trẻ nhỏ đều khả dụng.

Nhiều gàu, rụng tóc

Thường xuyên gội đầu bằng nước gừng ấm, hiệu quả rất tốt, rất đáng thử.

Mùi hôi cơ thể

Mỗi ngày dùng gừng lát chà nhiều lần, có thể giảm bớt mùi hôi rõ rệt.


Gừng trị vết thương ngoài chảy máu

Lấy gừng nướng cháy nghiền thành bột, sau khi khử trùng vết thương, rắc lên vết thương, có thể có thể làm giảm đau và cầm máu ngay lập tức.

Vết thương rắn cắn

Dùng bột gừng đắp ngoài vết rắn cắn.
>> Đặt tiệc tại nhà giá rẻ

Nhãn:

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

Bạn tập thể dục hằng ngày sẽ tăng tế bào não bộ

Nếu bạn tập thể dục hằng ngày sẽ làm tăng tế bào não bộ của bạn. Thật tuyệt vời phải không, vì vậy hãy chăm chỉ tập thể dục vì sức khỏe bộ não và năng suất làm việc của bạn.





Tiến sĩ Yu-Min Kuo, thuộc Khoa Y, Đại học Quốc gia Cheng Kung, đã cho thấy rằng tập thể dục có thể giúp duy trì chức năng não bộ khi về già như thế nào. Tiến sĩ Kuo “huấn luyện” những con chuột thí nghiệm chạy hàng ngày trong 5 tuần trên các bánh xe với khoảng 70% khả năng của chúng. Các con vật bắt đầu tập thể dục vào tuần thứ 8, 12, và 24, tương ứng với tuổi 40, 60 và 90 ở người.


Chuột tập thế dục mỗi ngày sẽ sản sinh ra các tế bào não mới gấp 2,5 lần những con chuột không tập thể dục. Những tế bào mới này lại giúp chúng học tập và ghi nhớ nhiệm vụ mới. Quá trình tăng sinh các tế bào não bộ đến từ việc tăng cường sản xuất các phân tử tín hiệu đóng vai trò thúc đẩy sự sinh trưởng của tế bào.

Tuy nhiên, chuột bắt đầu tập thể dục ở độ tuổi trung tuần (tương đương với người tuổi 40) lại cho kết quả tốt hơn nhiều so với chuột bắt đầu tập thể dục ở tuổi tương đương với người 60 tuổi. Điều này cho thấy tập thể dục có khả năng giúp duy trì trí tuệ thoái hóa sau tuổi trung niên.

Khi còn trẻ, cơ thể bạn liên tục sinh ra những tế bào não mới. Nhưng khi về già, não bộ lại mất đi khả năng này. Đó là lý do tại sao bạn dần mất đi khả năng ghi nhớ và học hỏi.

Chúng ta không biết liệu kết quả của Tiến sĩ Kuo có đúng với cơ thể người hay không, nhưng nghiên cứu của ông khuyến khích mọi người bắt đầu tập thể dục khi còn trẻ và duy trì trong suốt cuộc đời của mình.


Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh

>> Đặt cỗ tại nhà hà nội siêu ngon, siêu rẻ

Nhãn:

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

Những biện pháp làm trắng răng tự nhiên rất hiệu quả


Ai cũng biết răng là một bộ phận quan trọng và tô thêm vẻ đẹp, bởi vì một hàm răng khỏe mạnh mang thông điệp về tình trạng sức khỏe tốt của cơ thể và một nụ cười rạng rỡ. Do đó chúng ta nên để giành sự quan tâm lớn nhất có thể cho việc chăm sóc hàm răng của mình. Hàm răng trắng cải thiện đáng kể hình ảnh bản thân, làm tăng tự tin vào chính mình, do đó chúng tôi sẽ chỉ cho các bạn một số biện pháp tự nhiên để làm trắng răng hiệu quả.


Hướng dẫn các biện pháp tự nhiên có thể giúp bạn lấy lại được độ trắng tự nhiên của răng.
Biện pháp tự nhiên cho răng trắng

–  Lá cây xô thơm (Sage) là một loài thảo dược với nhiều tính chất dược lý, trong đó có tác dụng làm trắng răng, làm khỏe nướu răng và men răng; chà lá xô thơm vào răng sẽ làm răng trở nên trắng sáng bóng. Hơn nữa, các chiết xuất của cây xô thơm được bao gồm trong kem đánh răng nguồn gốc tự nhiên.

Dâu tây: dâu tây cắt làm đôi và đặt trên bề mặt của răng. Thậm chí chỉ ăn chúng cũng có thể cải thiện màu sắc của răng, loại bỏ vết bẩn gây ra bởi các tác nhân bên ngoài và biến đổi nụ cười của chúng ta. Cũng có thể sử dụng pasta dâu tây (thái nhỏ, đánh nhuyễn), dàn trên răng không quá 5 phút, hai lần một tuần. Dâu tây có chứa một lượng lớn axit malic, một loại axit alpha-hydroxy giúp làm trắng răng, nhưng cũng có thể làm hỏng men răng.






Nho khô: kích thích tiết nước bọt, trong đó có một thiên chức tự làm sạch. Không có rủi ro hoặc bất lợi khi sử dụng nho khô, chỉ cần sau khi ăn, nhất thiết phải đánh răng để loại bỏ đường bám lại có thể làm sâu răng.

Táo: đặc biệt là táo có vỏ màu xanh có chứa một lượng đáng kể axit malic. Đơn giản chỉ cần ăn táo cũng giúp ích cho răng và nướu. Làm trắng răng bằng cách dàn pasta táo trên răng trong 5 phút. Nước ép táo xanh kích thích tiết nước bọt.
Biện pháp tự nhiên cho răng trắng: dùng rau

 Cần tây có tính chất tương tự như quả táo, không có bất kỳ chống chỉ định nào.

– Cà rốt tăng tiết nước bọt và làm cho hàm răng lấp lánh. Nhai cà rốt làm sạch và đánh bóng răng, loại bỏ các mảng bám trên răng. Không có rủi ro hoặc bất lợi.
Biện pháp tự nhiên khác để làm trắng răng

– Dấm táo là một chất tẩy trắng tự nhiên đặc biệt nổi tiếng và được sử dụng rộng rãi trong quá khứ. Bạn có thể làm nước súc thường xuyên, hoặc đổ một vài giọt lên bàn chải đánh răng của bạn. Dấm táo có tính axit nên sử dụng quá mức có thể làm hỏng men răng. Không nên lạm dụng.

Baking soda và muối ăn: có tác dụng làm trắng răng nhưng cẩn thận vì chúng ảnh hưởng đến men răng. Kết hợp một nửa muỗng cà phê baking soda với cùng một lượng muối ăn và thêm một giọt tinh dầu bạc hà ta có được một phương thuốc tự nhiên hiệu quả cho tẩy trắng răng và làm khỏe răng, nhưng chỉ một lần/tuần, sử dụng thường xuyên có thể làm hỏng men răng.


Trái cây có thể làm trắng răng

Chanh có tác dụng làm răng trắng tuyệt vời, nhưng không được lạm dụng việc sử dụng nó. Chúng ta có thể sử dụng nước ép chanh trên bàn chải, hoặc thường chà răng với một lát chanh. Ngay cả vỏ chanh cũng làm trắng răng. Sau khi cọ xát răng, để yên khoảng ba phút và sau đó súc miệng hoặc dùng bàn chải răng với kem đánh răng bình thường.

Vỏ cam có các tính chất tương tự như chanh, và có thể sử dụng theo cách thức giống chanh. Nhưng làm trắng răng tốt hơn chính là mặt bên trong của vỏ. Nếu bạn chà răng mỗi ngày một lần bạn sẽ có một nụ cười tươi sáng.

Vỏ chuối – chuối chứa kali và magiê, hai khoáng chất xâm nhập vào răng, giúp tăng khả năng chống các tấn công từ bên ngoài, làm răng chắc khỏe và sáng. Để có được tác dụng tẩy trắng chỉ cần dùng mặt trong của vỏ chuối để xát răng. Phương thuốc này không có tác dụng phụ, bất cứ ai cũng có thể thử!

Dùng mặt trong của vỏ chuối chà lên răng


Để chế một loại kem đánh răng tự nhiên hiệu quả, đơn giản là trộn dầu dừa và sodium bicarbonate với lượng bằng nhau, cất kem trong một lọ kín để dùng.

Trên thị trường có rất nhiều hóa chất làm trắng răng, nhưng thiên nhiên cho chúng ta các biện pháp hiệu quả ít có hại mà bạn có thể tự tin sử dụng. Nếu là người ăn nhiều trái cây và rau quả, đặc biệt là những thứ được liệt kê ở trên, bạn sẽ có hàm răng trắng hơn và khỏe mạnh hơn.

Nhãn:

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

Thử nghiệm điều trị huyết tương trên bệnh nhân MERS


Ngày 16/6 vừa qua Bộ Y tế Hàn Quốc cho biết hai bệnh viện của nước này đang tiến hành thử nghiệm phương pháp huyết thanh trong việc điều trị bệnh nhân MERS-CoV.


Tại châu Âu, Cơ quan chức năng Đức thông báo một người đàn ông 65 tuổi, là công dân nước này, đã tử vong do MERS-CoV vào ngày 6/6/2015. Bệnh nhân này có tiền sử đi du lịch tại Abu Dhabi và tiếp xúc với động vật sống tại chợ gia xúc tại Ả Rập Xê Út, sau đó quay về Đức từ tháng 2/2015. Hiện không có trường nào lây nhiễm tại Đức.


Tính đến 17/6/2015, tổng số mắc trên thế giới là: 1329 nhiễm MERS-CoV, 466 ca tử vong tại 26 nước.


Trước đấy ngày 16/6 Bộ Y tế Hàn Quốc cho biết hai bệnh viện của nước này đang tiến hành thử nghiệm phương pháp huyết thanh trong việc điều trị bệnh nhân Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS).


Bộ trưởng Y tế Hàn Quốc cho biết sức khỏe của 2 bệnh nhân MERS đã hồi phục sau khi được truyền huyết tương từ 2 bệnh nhân khác bị nhiễm MERS đã khỏi bệnh.


Liệu pháp sử dụng huyết tương của người đang hồi phục liên quan đến việc truyền máu. Liệu pháp thay thế này đã được sử dụng rộng rãi cho đến tận đầu thế kỷ 20, trước khi vắc-xin và kháng sinh trở nên phổ biến.


Kwon Jun-wook, người đứng đầu cơ quan y tế công cộng tại Bộ Y tế Hàn Quốc cho biết thử nghiệm đang được tiến hành dù với bằng chứng lâm sàng chưa đầy đủ. Liệu pháp này đã giúp giảm tỷ lệ tử vong khoảng 23% cho bệnh nhân SARS trong quá khứ, mang lại tia hy vọng cho cộng đồng đang lo sợ MERS ở Hàn Quốc.



Bộ Y tế Hàn Quốc cho biết hai bệnh viện của nước này đang tiến hành thử nghiệm phương pháp huyết thanh trong việc điều trị bệnh nhân MERS-CoV. Ảnh minh họa



Liệu pháp này cũng chứng tỏ có hiệu nghiệm với bệnh nhân Ebola, và cơ quan y tế Hàn Quốc cũng đang thử nghiệm phương pháp này cho căn bệnh hiện không có cách chữa hay vắc-xin phòng bệnh.


Để phòng tránh bệnh MERS-CoV Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Lương Ngọc Khuê lập phòng khám riêng cho người về từ vùng có dịch. Theo đó, các bệnh viện (BV) cần lập phòng khám riêng các trường hợp có tiền sử đi từ vùng có dịch với các triệu chứng của viêm đường hô hấp cấp tính (ho, sốt…), tránh để người bệnh đi lại nhiều nơi trong BV.


Tại buồng khám riêng biệt, nhân viên y tế phải khai thác các yếu tố dịch tễ của người bệnh đã từng sinh sống hoặc đến từ các nước vùng Trung Đông như: Ả rập Xê út, Qata, Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Oman, Yemen, Kuwait, Lebenon, Jordan, Iran, Bahrain... và Hàn Quốc. Nếu phát hiện ca nghi ngờ viêm đường hô hấp cấp tính do MERS-CoV cần cách ly tạm thời, thông báo khẩn cho y tế dự phòng lấy mẫu xét nghiệm gửi Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương hoặc Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh để chẩn đoán kịp thời.


Để kịp thời cách ly điều trị bệnh nhân nghi ngờ mắc MERS-CoV trong BV, Bộ Y tế, Cục Quản lý khám chữa bệnh phối hợp với Cục Y tế dự phòng tổ chức 5 lớp tập huấn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm MERS-CoV trong cơ sở khám chữa bệnh.


Bên cạnh đó, Cục Quản lý khám chữa bệnh sẽ chỉ đạo BV Bạch Mai, BV Chợ Rẫy, BV trung ương Huế, BV Nhiệt đới trung ương, BV Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh tổ chức một số lớp đào tạo chuyên sâu về hồi sức cấp cứu như: lọc máu, chạy thận nhân tạo... cho các cán bộ y tế.


Theo Minh Tuyết / Trí Thức Trẻ

Nhãn:

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

Những thực phẩm chế biến sẵn mà bạn nên tránh xa


Hầu hết các loại thực phẩm với bao bì hấp dẫn mà chúng ta thấy ở trên kệ trong các siêu thị đều là những thực phẩm được chế biến công nghiệp rộng rãi, được thêm hương vị nhân tạo, các chất phụ gia và chất làm ngọt nhìn chúng thì rất bắt mắt, thơm và ngon nhưng không có giá trị dinh dưỡng. 

Các loại thực phẩm trên có chứa nhiều đường tinh luyện, bơ thực vật, xúc xích, pho mát, coca cola và các loại thức ăn nhanh là một số trong các loại thực phẩm kém lành mạnh nhất. Theo thời gian chúng có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe. Đây là những điều chúng ta biết rõ, nhưng trong thực tế có lẽ còn có rất nhiều điều ít được biết đến.

Dưới đây là một số trong những thực phẩm kém lành mạnh nhất:

Bơ thực vật



Bơ thực vật 

Là loại thức ăn nhân tạo, không lành mạnh và khó được cơ thể chuyển hóa. Các chất béo được đưa vào bơ thực vật thông qua quá trình hydro hóa, dưới tác dụng của một loại chất xúc tác kim loại và nhiệt độ cao, cho ra sản phẩm là các chất béo tip trans (AGT) độc hại, nó trở nên cứng vừa ở mức nhiệt độ phòng.


Bởi vì những chất béo này không tồn tại trong tự nhiên, cơ thể chúng ta phải nỗ lực hấp thụ chúng theo cách tốt nhất, nhưng việc này lại gây ảnh hưởng đến màng tế bào, làm thay đổi sự hấp thụ bình thường của khoáng chất và chất dinh dưỡng khác, cho phép các mầm bệnh và các hóa chất độc hại dễ dàng xâm nhập vào trong tế bào. Kết quả là hệ thống miễn dịch suy yếu, tăng hàm lượng cholesterol trong máu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và thoái hóa thần kinh.

Hydro hóa đã trở thành phổ biến ở Mỹ bởi vì dầu này không hỏng nhanh như các loại dầu thông thường vì vậy có thể để lâu hơn. Chúng ta hãy để một miếng bơ thực vật trên bàn trong nhiều năm và các ấu trùng, côn trùng hoặc động vật gặm nhấm sẽ không bao giờ ăn nó. Dường như chỉ có con người mới dùng nó.

Tệ hơn nữa là các loại chất béo của bơ thực vật như magarine được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm khác. Từ mayonnaise đến một số loại bánh mì, bánh quy, bánh ngọt, bánh kẹo, đồ ăn nhẹ (snacks), khoai tây chiên (chips), hay bỏng ngô (pop corn), tất cả đều chứa “chất béo thực vật hydro hóa hoặc một phần hydro hóa.”

Đường trắng


Đường kính trắng 

Có vẻ như đường trắng không thực sự là một thực phẩm. Năm 1957, Tiến sĩ William Coda Martin đã xếp đường trắng vào loại độc hại, vì nó không cung cấp thứ gì hữu dụng cho cơ thể mà chỉ tạo ra một cảm giác no tức thời.

Theo cách truyền thống, đường được sản xuất từ mía và củ cải đường. Trong quá trình sản xuất, nó được xử lý với một khối lượng nhất định các chất như vôi, sulfur dioxide, v.v. và các chất này sẽ còn tồn tại trong thành phẩm.

Suy giảm hệ thống miễn dịch, rối loạn chuyển hóa, tiểu đường, béo phì, các vấn đề về răng miệng, bệnh tim mạch, thiếu vitamin B, đấy chỉ là một số tác hại của đường đối với cơ thể chúng ta. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã cho thấy đường có thể gây nghiện.

Chúng ta nên cố gắng thay thế đường bằng các loại trái cây tươi, mật ong và trái cây khô. Những sản phẩm này có chứa đường tự nhiên được hấp thụ vào máu từ từ và thấm vào cơ thể tốt hơn nhiều.

Một số nhà nghiên cứu đã lên tiếng báo động về những tác động tiêu cực của đường như Tiến sĩ Robert Lustig, giáo sư, chuyên gia nội tiết và trẻ béo phì tại Trường Y thuộc Đại học California. Trong một bài giảng của ông về đề tài này, với tựa đề “Đường: Những thách thức đắng”, tiến sỹ Lustig đã cảnh báo sự nguy hiểm của đường và ông gọi nó là “chất độc mãn tính”.

Tuy nhiên tỷ lệ tiêu thụ đường đang gia tăng. Trên thế giới, trong vòng 50 năm qua tỷ lệ tiêu thụ đường đã tăng gấp ba lần. Ngoài ra, chúng ta cần lưu ý đến ‘đường ẩn’, là thứ mà chúng ta ăn từ các sản phẩm thường được coi là mặn, như tương cà (23% đường), bánh bột ngô nướng (8% đường), bánh mì hoặc trong phần lớn các sản phẩm đóng hộp.

Xúc xích, pate


Xúc xích 

Đây là những thực phẩm được làm từ thịt xay nhuyễn, ta không thể nhận ra là thịt gì … Đối với người bán không có lương tâm, đây là cơ hội tốt để họ sử dụng loại thịt mà nếu ai đó nhìn thấy đều không muốn mua! Bạn hãy chú ý kiểm tra kỹ nhãn hàng, và sẽ tốt hơn nếu trong thành phần không có nitrite và nitrate (có thể gây ung thư).
Phô mai tan chảy

Đây là loại thực phẩm không lành mạnh, có cách sản xuất tương tự như xúc xích: nó là hỗn hợp những pho mát lên men không đủ, hoặc không thể bán được, được làm tan chảy với nhau và trộn thêm polyphosphates (là một chất rất độc). Đây là loại thực phẩm độc hại là từ đầu đến cuối, từ nguyên liệu cho đến các chất phụ gia để cho nó có mùi vị ăn được. Trong thành phần của nó có hiện diện sodium citrate (E331), là một thứ chất phụ gia được sử dụng để xử lý các chế phẩm đáng bị thải đi. Chắc chắn đây không phải là một thực phẩm tốt cho con trẻ của chúng ta.
Nước ngọt

Thức uống này chứa chủ yếu là đường, sẽ làm tăng nồng độ axit trong máu, ngăn chặn sự hấp thu calcium và magnesium (can xi và magie), là một nguyên nhân gây bệnh loãng xương!

Lon nước ngọt

Các loại phụ gia thực phẩm
Dù rất được ca ngợi và được sử dụng để làm tăng hương vị cho những loại thức ăn không ngon hay để cải thiện mùi vị của các món ăn … Chúng có thể chứa mì chính, một chất phụ gia có thể gây ung thư! Hãy chú ý trên bao bì các sản phẩm có ghi “không có glutamate”.
Chips

Thường không được làm từ khoai tây (hoặc chỉ có một tỷ lệ nhỏ). Còn mùi thơm của phomai hay bánh pizza là nhờ sử dụng các hương liệu đặc biệt. Những hương liệu này chưa được nghiên cứu toàn diện liệu chúng có đảm bảo an toàn tuyệt đối, nhất là với sự tương tác giữa các hương liệu khác nhau cũng như với các chất phụ gia hóa học khác được sử dụng!


Bánh mì trắng 


Loại thực phẩm này được tiêu thụ hàng ngày nhưng cũng nằm trong danh sách các loại thực phẩm không lành mạnh. Bánh mì trắng được làm bằng bột mì trắng, không còn cám lúa mì và không có mầm (phần quan trọng nhất và bổ dưỡng nhất của lúa mì …). Hơn nữa bột mì trắng tạo thành một chất keo dính vào thành ruột do đó hạn chế sự hấp thu các chất dinh dưỡng.

Hầu hết các loại thực phẩm mà chúng ta thấy trong các siêu thị chứa ít chất dinh dưỡng. Đối với những người bán, sức khỏe của người tiêu dùng không quan trọng.

Sự cám dỗ trong các siêu thị hoặc nhà hàng của McDonald thật khó cưỡng, nhất là với trẻ em. Quan trọng là bạn hãy mua có chọn lọc, đừng để việc ăn những sản phẩm không tốt cho sức khỏe trở thành một thói quen gây hại vì chúng ta đều biết: phòng bệnh hơn chữa bệnh!

Vì vậy, hãy lựa chọn các loại trái cây, rau quả và thực phẩm chưa qua chế biến, hoặc mới sơ chế, cố gắng tránh các loại thực phẩm không lành mạnh vì chúng không cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể chúng ta.
Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè
ST
>> Dịch vụ nấu cỗ tại nhà ở hà nội

Nhãn:

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

Vài cốc cà phê một ngày không huy ngại đến sức khỏe

Theo một báo cáo mới được công bố bởi Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA), việc uống đến 400mg caffeine một ngày không gây ra nguy cơ nào cho sức khoẻ của người lớn.




Đó là chỉ số caffeine của một tách Starbucks cỡ venti (20 oz.), hoặc gần ba chén cà phê hòa tan kiểu cổ điển Folgers, theo thông tin cung cấp bởi nhóm tư vấn tiêu dùng có trụ sở tại Mỹ – trung tâm Khoa học vì Quyền lợi cộng đồng.
400mg cũng tương đương năm tách trà đen (được ủ trong ba phút), gần 11,5 lon Coke, và 2,5 lon đồ uống bổ sung năng lượng Monster .
EFSA là một cơ quan độc lập được tài trợ bởi Liên minh châu Âu. Cơ quan này đã xác định rằng tiêu thụ caffeine thường xuyên không có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sau khi xem xét một loạt các tài liệu khoa học về đề tài này.


Các nghiên cứu trước đây đã kiểm tra tác động của caffein đối với hệ thống thần kinh trung ương, đối với xương, sức khỏe tim mạch, nguy cơ ung thư, khả năng sinh sản nam giới, sức khỏe thai nhi ở phụ nữ mang thai, và người độc thân.
EFSA cho biết các nghiên cứu “gần như cho rằng không có mối quan hệ hoặc một mối quan hệ là nghịch đảo giữa lượng caffeine trong thói quen uống cà phê và những tác động bất lợi cho sức khỏe khác”.

Nhưng một số chuyên gia đã cảnh báo chống việc tiêu thụ caffeine quá mức, lưu ý rằng một số người có thể phát triển sự phụ thuộc về thể chất với các chất kích thích và mắc những triệu chứng giống như cai nghiện, chẳng hạn như nhức đầu nặng, đau nhức bắp thịt, cảm giác thoáng qua của bệnh trầm cảm, dễ bị kích thích, theo Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA).
Dựa trên các nghiên cứu hiện nay, EFSA cho biết người lớn có thể tiêu thụ 400mg caffeine mỗi ngày, tuy vậy phụ nữ mang thai chỉ nên uống 200mg một ngày.
Sự tương tác của caffeine và kích thích tố nữ ức chế sự hoạt động của một enzyme trong cơ thể phân hủy caffeine. Vì lý do này, EFSA đã đưa ra một khuyến nghị phụ nữ mang thai nên dùng một lượng caffein hàng ngày thấp hơn số lượng đã khuyến cáo.
Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, không có đủ bằng chứng khoa học để đưa ra kết luận dứt khoát, cơ quan này cho biết.
Vì vậy, bạn cứ tiếp tục đi, những người yêu thích cà phê và trà. Một lượng cà phê caffeine nhất định mỗi ngày sẽ không gây hại nhiều lắm.
Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè

Nhãn:

Giảm cân bằng giá đỗ cực hiệu quả

Nhiệt lượng trong giá đỗ rất thấp, 100g giá đỗ chỉ chứa có 8 calo chính vì thế, đây được coi là nguyên liệu rất tốt cho những người thừa cân và muốn giảm béo.
Y học cổ truyền cho rằng, giá đỗ có tính mát, vị ngọt, không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, thông huyết mạch, giải độc tố mà còn có tác dụng điều hòa ngũ tạng, giúp cho da khỏe đẹp hơn. Ngoài ra, nó còn có công dụng giảm cân.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng, trong giá đỗ có chứa protit, lipit, carbohydrate, các loại vitamin, xenlulô, carôtin, các loại khoáng chất vi lượng như phospho, kẽm... rất có lợi cho cơ thể.
Đặc biệt, nhiệt lượng trong giá đỗ rất thấp, cứ mỗi 100 g giá đỗ chỉ chứa 8 calo nhiệt lượng. Trong khi đó, lượng nước và chất xơ lại trong giá đỗ lại khá cao. Giá đỗ còn có tác dụng giúp làm giảm lượng cholesterol và chất béo trong thành mạch máu, phòng chống các bệnh về tim mạch.
Vì thế thường xuyên ăn giá đỗ vừa giúp bạn giảm cân hiệu quả vừa không sợ da sẽ nhăn nheo, thiếu nước hoặc tái sạm như các biện pháp giảm cân khác.
Thực đơn giảm cân bằng giá đỗ

Bữa sáng:

- 1 quả trứng gà (bạn có thể thay đổi bằng 1 ổ bánh mì không quá 100g)

- 1 ly nước ép giá đỗ (hoặc 1 ly sữa dành cho người ăn kiêng)

Ăn trứng vào buổi sáng rất tốt khi vừa cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể mà không lo tích tụ mỡ. Nước ép giá đỗ thúc đẩy quá trình sản sinh năng lượng, phân giải chất béo.
Bữa trưa:
- 1 bát cơm
- 1 đĩa nộm giá đỗ
- 100g thịt bò
Ăn cơm để cung cấp lượng tinh bột cần thiết cho cơ thể. Nhưng lưu ý chỉ ăn cơm duy nhất vào bữa trưa. Thịt bò cũng vậy, có thể cung cấp lượng protein cần thiết cho 1 ngày. Ngoài ra bạn không được ăn thêm các loại thịt giàu năng lượng khác.
1 đĩa nộm giá cung cấp rất nhiều chất xơ, vitamin C dồi dào trong giá đỗ chống lại quá trình ôxy hóa tự nhiên vừa giúp bạn giảm cân vừa giúp da bạn đẹp hơn.
Bữa tối:
- 1 đĩa rau luộc (hoặc các loại rau ít năng lượng như: bí đao, bắp cải...)
- 1 cốc sinh tố dứa + dưa chuột + chanh
Tinh bột và chất béo chính là nguyên nhân khiến bạn tăng cân. Vì vậy cần hạn chế tối đa hai chất này. Bữa tối bạn càng không nên ăn cơm hoặc các loại tinh bột khác. Thay vào đó, bạn có thể ăn thật nhiều rau để giảm cảm giác thèm ăn. Bạn có thể uống nhiều nước hoặc tăng cường thêm sinh tố trái cây nếu cảm thấy đói.
Lưu ý:
Bên cạnh việc áp dụng thực đơn giảm cân bằng giá đỗ như trên, để đạt được hiệu quả mong muốn, bạn phải kiêng hoàn toàn chất ngọt, chất béo, không ăn bổ sung thêm bánh ngọt, đồ uống nhiều năng lượng hay các món chiên, xào khác.

Thực đơn này là chế độ ăn kiêng khoa học với trọng tâm là kích thích phân giải chất béo, hoàn toàn không làm mất nước trong cơ thể cũng như cung cấp cho bạn những dưỡng chất cần thiết nhất.
* Chú ý: Trước khi thực hiện bất cứ chế độ ăn kiêng nào, bạn nên tới bệnh viện kiểm tra sức khỏe và xin lời khuyên từ bác sĩ.
Theo SKGĐ
>> Dịch vụ nấu cỗ ngon tại nhà

Nhãn:

Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

Sức khỏe bạn trong mùa hè và y học Trung Hoa



Mùa hè đã đến, ánh sáng và sự ấm áp của đất nước phía bắc khiến cho tôi chỉ muốn nhảy múa trên đường phố, ngồi nhâm nhi trong những quán cà phê ngoài trời, hay đi dạo vãn cảnh những hồ nước một màu vàng óng. Chắc hẳn có một số lý do mà tính năng động và rực lửa của mùa hè làm cho chúng ta có một cảm giác tuyệt vời như vậy.





Ngày hạ chí đang đến gần, chúng ta đang được tiếp cận với khoảng thời gian mang tính Dương dài nhất trong năm. Giống như phía bên nắng của một ngọn đồi, Dương là ánh sáng, là sự rạng rỡ và năng động. Theo Trung Y, mùa hè gắn liền với nguyên tố hỏa và quả thực là như vậy. Được tiếp thêm năng lượng từ nguyên tố mộc của mùa xuân, những tháng hè rực rỡ là lúc vạn vật trong thiên nhiên rộng mở, khiến muôn hoa đua nở, muông chim làm tổ, rau quả cũng đến kỳ thu hoạch và con người chúng ta tự nhiên muốn hoạt động ngoài trời, tắm mình dưới ánh nắng mặt trời ấm áp mà chúng ta đã bỏ lỡ trong suốt một mùa đông dài.


Theo Trung Y, mỗi cơ quan nội tạng đều gắn liền với một cảm xúc và tương ứng với Tâm thì cảm xúc đó chính là niềm vui. 

Mùa hè và nguyên tố hỏa gắn liền với Tâm, đó là hệ thống cơ quan chịu trách nhiệm làm nóng và vận chuyển như: bơm máu, sự vận động của trí óc và sự ấm áp của cơ thể, chính những thứ đó mang đến cho bạn sự sống động của một con người.


Theo Trung Y, mỗi cơ quan nội tạng đều gắn liền với một cảm xúc và tương ứng với Tâm thì cảm xúc đó chính là niềm vui. Nó phản ánh khả năng cảm nhận hạnh phúc, ánh sáng và sự tích cực. Hơn thế nữa, trái tim của bạn còn là nơi ẩn giấu phần “Thần” bên trong con người bạn, bao gồm trí tuệ, ký ức, ý thức và tinh thần. Chúng ta nhìn nhận các hoạt động này là do não bộ, nhưng chúng ta cũng biết rằng trái tim là một cơ quan xúc cảm tuyệt vời. Khi bạn nói rằng bạn cảm nhận được một điều gì đó bằng cả trái tim mình, cảm giác đau buồn hay tan vỡ, thì đó chính là bạn đã thừa nhận trái tim của mình là một hệ cơ quan cảm xúc.

Trong khi nguyên tố hỏa nơi Tâm có thể mang đến ánh sáng và niềm vui bất tận cho cuộc đời bạn, thì bạn cũng có thể gặp phải một vài rủi ro khi nó trở nên mất cân bằng. Sự choáng ngợp trong niềm vui của trái tim có thể tác động mọi nơi trên cơ thể và trở thành sự hưng cảm; lúc này phần “Thần” bị can nhiễu có thể nhường chỗ cho sự lo lắng, hoảng loạn và mất ngủ. Hơn nữa, tính nóng ấm của nguyên tố hỏa có thể làm cho bạn dễ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện nhiệt. Đỏ mặt, nóng bừng, viêm, nhiễm trùng, một cảm giác nóng rực bao phủ, thậm chí tình trạng mất nước có thể sinh ra bởi quá nhiều hỏa ở tim.

Dưa chuột, đậu, dưa hấu, rau diếp và quả mọng là các loại thực phẩm có tính hàn, giúp cân bằng sức nóng của mùa hè. 

Dưới đây là một số bước đơn giản mà bạn có thể tham khảo để chào đón mùa hè, nuôi dưỡng Tâm và cân bằng nguyên tố hỏa trong cơ thể:
Chào đón mùa hè bằng cách dành thời gian vui chơi ngoài trời. Hãy khám phá những khu vui chơi gần gũi với thiên nhiên như công viên, khu vực nhiều cây cối và những khu vườn mang vẻ đẹp của thiên nhiên mùa hè.
Tìm ra những phương pháp mang đến sự an vui cho cuộc sống. Điều này có thể khó khăn khi bạn đang làm việc, chăm sóc ai đó hay làm các công việc hàng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn có thể tìm thấy những khoảnh khắc cho bản thân và những hoạt động mà bạn ưa thích – những điều mang lại cho bạn niềm vui – thì đó chính là bạn đang nuôi dưỡng cảm xúc trái tim mình.
Ăn các loại thực phẩm theo mùa. Dưa chuột, đậu, dưa hấu, rau diếp và quả mọng là các loại thực phẩm có tính hàn, giúp cân bằng sức nóng của mùa hè. Hơn nữa, màu đỏ gắn liền với Tâm, nên hãy dùng cà chua, ớt chuông đỏ, một chút (rất ít) thịt đỏ và rượu vang đỏ. Ôi ngon quá!



Mùa hè là thời gian để thưởng thức các loại thức ăn ngon ở ngoài trời với những người bạn tốt, bởi thức ăn ngon không chỉ mang lại niềm vui mà còn nuôi dưỡng trái tim của bạn. Khi các bữa ăn được chuẩn bị bằng tình yêu thương, được chế biến từ các loại thực phẩm ưa thích và cùng thưởng thức bên gia đình hay với những người bạn, thì đó chính là bạn đang nuôi dưỡng trái tim mình. Nếu có thể, ăn ngoài trời sẽ làm bữa ăn trở nên tuyệt vời hơn!
Giữ mát. Trong khi tính chất rộng mở và tích cực của mùa hè làm cho chúng ta muốn vận động, thì ngược lại hoạt động quá nhiều lại có khả năng tạo ra nhiệt nhiều hơn. Hãy cân bằng nguyên tố hỏa bằng cách uống nhiều nước, ngâm trong hồ bơi hoặc hồ tự nhiên và ăn các loại thực phẩm có nước như dưa hấu hoặc súp lạnh Tây Ban Nha.
Nuôi dưỡng phần “Thần” nơi Tâm thông qua các kết nối. Kết nối với chủ đích của bạn thông qua nhật kí và khám phá bản thân, kết nối với những người xung quanh thông qua các hoạt động xã hội và kết nối với các thần linh qua thiền định hay cầu nguyện. Bên cạnh đó, hòa mình vào thiên nhiên cũng là phương pháp hoàn hảo để kết nối với ánh sáng và sự ấm áp của mùa hè, vì vậy hãy bước ra ngoài bạn nhé!

Bài viết được xuất bản lần đầu trên trang acupuncturetwincities.com

Nhãn:

Phụ nữ mang thai nên và không nên ăn món gì?



Khi người phụ nữ có thai rồi, thì ngay sau những lời chúc mừng là những danh sách dài về những món nên ăn và không nên ăn. 


Hãy thử dùng gừng nếu thấy buồn nôn vào buổi sáng. 


Tránh phô mai mềm vì loại này có chứa vi khuẩn listeria. Ăn thêm thịt để tăng cường chất sắt. Ăn loại cá này – chứ không phải loại kia vì loại đó chứa thủy ngân.



Phụ nữ có thai cảm thấy bối rối cũng là điều dễ hiểu. Vì thế, làm sao để bạn vừa có thể đảm bảo cân bằng dinh dưỡng mà vẫn an toàn khi có quá nhiều món bị gạch ra khỏi thực đơn?

Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ cần tiêu thụ nhiều loại thực phẩm khác nhau và cần thêm các chất dinh dưỡng khác cho thai phụ ngoài những chất dinh dưỡng chính như: protein, folate, can xi, sắt, kẽm, I-ốt và chất xơ. Sau đây là hướng dẫn nhanh về những nguồn thức ăn tốt nhất.

Protein: thịt gia súc ít mỡ, thịt gà, hải sản, sản phẩm làm từ sữa, các loại đậu, các loại hạt, trứng.


Folate: bánh mì và ngũ cốc dùng cho bữa sáng có bổ sung dưỡng chất, các loại rau lá xanh đậm, các loại đậu, các loại hạt, thịt gà, trứng, quả cam.

Can xi: các loại thực phẩm làm từ sữa, sữa đậu nành có bổ sung dưỡng chất, các loại rau lá xanh, các loại hạt quả (hạt dẻ v.v.), cá đóng hộp còn xương.

Sắt: thịt có màu đỏ, ngũ cốc có bổ sung dưỡng chất, lòng đỏ trứng, các loại rau lá xanh, các loại đậu, các loại hạt

Kẽm: thịt, trứng, hải sản, các loại hạt, đậu hũ, miso (đỗ tương của Nhật), các loại đậu, phôi lúa mì, thực phẩm làm từ ngũ cốc nguyên hạt

I-ốt: cá hồi và cá thu đóng hộp, những loại cá khác, hàu, bánh mì bổ sung I-ốt

Chất xơ: bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc có hàm lượng chất xơ cao, yến mạch, rau và trái cây có vỏ.

Hướng dẫn quốc gia về chế độ ăn uống khuyên phụ nữ có thai nên ăn 5 bữa rau và đậu mỗi ngày. (Ginny, CC BY-SA 2.0)



Gần đây, chúng tôi đã chứng minh rằng dùng một lượng protein vừa phải (18 – 20% tổng lượng năng lượng hấp thụ) cho phép phụ nữ có thai ăn đầy đủ các loại thức ăn nhất bao gồm tất cả các nhóm thức ăn quan trọng nêu ra trong Hướng Dẫn Ăn Uống Có Lợi Cho Sức Khỏe Của Úc, đồng thời với việc dùng vitamin và khoáng chất.

Một điều thú vị là tỷ lệ lượng protein so với carbonhydrate có liên quan đến lượng cơ bắp và mô mỡ ở em bé đang lớn trong bụng mẹ. Trong khi vẫn còn phải nghiên cứu thêm nữa, điều này có thể góp phần tăng nguy cơ phát triển béo phì trong tương lai.
Bao nhiêu ?

Các hướng dẫn chế độ ăn uống của Úc khuyên phụ nữ mang thai hàng ngày nên đảm bảo số bữa ăn 5 nhóm thực phẩm quan trọng sau đây:

Rau và đậu: 5 bữa. Mỗi bữa tương đương 75g hoặc 100-350kJ, ví dụ như nửa chén (*) rau củ màu xanh hay màu cam đã nấu, một chén rau tươi, nửa củ khoai tây cỡ vừa, một trái cà chua.

Trái cây: 2 bữa. Mỗi bữa tương đương 150g hoặc 350kJ, ví dụ như một miếng to vừa (táo, chuối, cam), hai miếng nhỏ (đào, kiwi). Một chén trái cây thái nhỏ hoặc đóng hộp.

Ngũ cốc, chủ yếu gồm đa dạng các loại nguyên hạt hoặc có hàm lượng chất xơ cao: 8, 5 bữa. Mỗi bữa tương đương 500kJ, ví dụ như một miếng bánh mì, nửa chén cơm, mì hay cháo, ¼ chén muesli (ngũ cốc thập cẩm), crispbread (bánh mì giòn).

Thịt gia súc và thịt gia cầm ít mỡ, cá, trứng, đậu hũ, các loại hạt (hạt dẻ, hạnh nhân v.v.) và các loại hạt (hạt mè v.v.), các loại đậu: 3,5 bữa. Mỗi bữa tương đương 500-600kJ, ví dụ như 65g thịt ít mỡ, 80g thịt gia súc ít mỡ, 100g cá, hai quả trứng, 170g đậu hũ, 30g hạt (hạt dẻ v.v.), một chén đậu đã nấu chín.

Sữa, yoghurt, phô mai hoặc những sản phẩm thay thế, hầu hết những loại đã giảm béo: 2,5 bữa. Mỗi bữa tương đương 500-600kJ, ví dụ như, 250 ml sữa, 200g yoghurt, hai miếng (40g) phô mai.
Buồn nôn vào buổi sáng (trưa và đêm)

Buồn nôn và nôn ói ảnh hưởng ¾ những phụ nữ mang thai. Trong khi các dữ liệu về nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi liên quan đến việc dùng thuốc vẫn còn đang gây tranh cãi thì các phương pháp không dùng thuốc là một xuất phát điểm tốt.

Ăn các bữa nhỏ thay cho các bữa có khẩu phần lớn có thể làm giảm nhẹ cảm giác buồn nôn vào buối sáng. (Shutterstock)



Hạn chế tiếp xúc với mùi hôi của thức ăn bằng cách ăn những loại thực phẩm không cho nhiều mùi khi nấu ăn hoặc bằng cách giảm thời gian nấu ăn với các món xào hoặc nướng thức ăn ngoài trời.

Buồn nôn có thể trầm trọng hơn khi đang đói, vì vậy hãy tránh để bao tử trống bằng cách thường xuyên ăn những bữa nhỏ hoặc ăn những món ăn vặt làm từ những thực phẩm mà bạn có thể ăn được và không có quá nhiều mùi, như trái cây và các loại hạt, hoặc bánh mì nho khô hay sandwich, hoặc yoghurt. Những thức uống lạnh có thể giảm cảm giác buồn nôn và ngăn ngừa mất nước.

Bạn có thể thử dùng gừng ở dạng viên gừng, bia gừng lạnh hoặc rượu ngọt làm từ gừng. Trong khi có ít bằng chứng ủng hộ việc sử dụng gừng và/hoặc vitamin B6 để giảm buồn nôn, những thứ này cũng không thể gây hại.
Thủy ngân và cá

Cá và hải sản là những nguồn protein và khoáng chất quan trọng. Những thực phẩm này có chứa ít chất béo bão hòa và là nguồn a xít béo omega-3 quan trọng.

Trong thời gian thai kỳ, omega-3 đóng vai trò quan trọng đối với hệ thống thần kinh trung ương, não bộ và võng mạc đang phát triển của trẻ. Nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêu thụ a xít béo omega-3 của mẹ trong thai kỳ có liên quan đến việc tăng cân và phát triển não bộ của trẻ. Thiếu omega-3 có liên quan đến mất khả năng thị giác không thể phục hồi và kém tập trung ở trẻ cũng như nguy cơ trầm cảm tăng cao, cao huyết áp (kèm theo phù cơ thể, hay hàm lượng protein trong nước tiểu quá nhiều) và cao huyết áp ở thai phụ. Các nghiên cứu đối với dân cư của Anh Quốc và Hoa Kỳ cho thấy phụ nữ có thai không ăn đủ lượng cá do đó cũng thiếu omega một phần là do sợ tác dụng ngược của thủy ngân và những chất độc khác (như polychlorinated biphenyls).

Chúng tôi đã chứng minh rằng phụ nữ có thai ở Úc cũng ăn ít cá hơn các khuyến cáo của các chuyên gia. Nhưng khi chúng tôi tính toán lượng tiếp xúc với thủy ngân hàng tuần nếu dùng từ 2 đến 3 bữa một tuần thì con số rất thấp so với mục tiêu. Phụ nữ có thai ở Úc có thể ăn cá một cách an toàn.

Chọn ăn phô mai cứng để làm giảm nguy cơ ngộ độc vi khẩn listeria. (Shutterstock)
Nguy cơ ngộ độc vi khuẩn listeria

Do những thay đổi của hệ miễn dịch trong thời gian mang thai, phụ nữ thường dễ bị ngộ độc thức ăn hơn. Tuy nhiên khi tránh tất cả các loại thực phẩm có nguy cơ chứa listeria, phụ nữ có thai lại đang tiêu thụ ít chất dinh dưỡng hơn.

Các bạn không phải ra về tay không. Đối với mỗi món trong danh sách “kiêng”, vẫn có nhiều thực phẩm thay thế.

Tránh các loại thịt đông lạnh đóng gói sẵn, bao gồm cả các loại thịt đã nấu sẵn tại các tiệm bánh mì. Thay vào đó, hãy chọn hải sản mới nấu từ 1 đến 2 lần mỗi tuần và/hoặc cá hộp 4 lần một tuần. Chọn thịt nấu tại nhà để tự làm sandwich.

Tránh những miếng gà nấu sẵn ăn liền, đặc biệt nếu để lạnh. Thay vào đó hãy chọn gà nấu tại nhà hoặc gà cả con hoặc gà miếng lớn làm sẵn – nhưng ăn ngay sau đó.

Tránh hải sản tươi và để lạnh bao gồm hàu, sashimi hoặc sushi, cá hồi xông khói, tôm đã lột vỏ ăn liền, cocktail tôm, sandwich kẹp và salad tôm. Không ăn thịt cá mập hoặc các loại cá mỏ dài (cá kiếm, cá cờ và cá kiếm marlin). Hạn chế ăn cá orange roughy (sống ở vùng nước biển sâu) hoặc cá trê chỉ khoảng 1 lần một tuần. Thay vào đó hãy chọn những loại cá khác như cá hồi đóng hộp và cá thu từ hai đến ba lần một tuần.

Tránh các món salad (trái cây và rau) được làm sẵn hoặc đóng gói sẵn hoặc salad tự chọn ở quầy buffet. Thay vào đó hãy chọn salad mới làm tại nhà (có rau xanh và những loại rau trộn khác), trái cây tươi, hoặc trái cây đóng hộp hoặc đông lạnh và rau.

Tránh phô mai mềm, hơi mềm và phô mai chín mặt như phô mai brie, phô mai camembert, phô mai ricotta, phô mai feta và phô mai xanh. Thay vào đó hãy chọn phô mai cứng như Cheddar hoặc phô mai đã qua chế biến, phô mai quệt hoặc phô mai tươi (làm từ sữa đã gạn kem) khi đã được nhà sản xuất đóng gói.

Tránh ăn kem tươi lạnh và những sản phẩm làm từ sữa chưa tiệt trùng như sữa dê tươi. Thay vào đó hãy chọn kem đông lạnh đóng hộp và những sản phẩm làm từ sữa đã tiệt trùng như sữa, yoghurt, nhân sữa trứng (custard) và các món tráng miệng làm từ sữa.

Listeria có thể sống ở nhiệt độ thấp hơn, vì thế hãy cẩn thận hơn với những món dùng lạnh, và tránh các món ăn tự chọn buffet. Tuy nhiên, việc nấu chín có thể giết chết listeria nhưng thức ăn cần được đun đến khi bốc hơi. Và hãy nhớ luôn rửa tay sạch trước khi cầm thức ăn hay chuẩn bị thức ăn.
Táo bón

Có đến 40% phụ nữ có thai bị táo bón. Đây là do progesterone và oestrogen tăng cao và các cơ hậu môn thả lỏng. Thiếu nước và thiếu chất xơ cũng có thể là nguyên nhân.

Tình trạng táo bón nhẹ có thể chữa bằng cách tăng các loại thực phẩm giàu chất xơ, như các chất xơ tan trong nước (yến mạch, đậu lăng, đậu bo bo khô và các loại đâu, hạt mã đề) và chất xơ không tan (bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, cám lúa mì, rau và trái cây). Để phòng chứng táo bón trong thai kỳ hãy dùng từ 25 đến 28 gram chất xơ mỗi ngày, uống nhiều nước (1,5 đến 2 lit mỗi ngày) và luyện tập thể dục thường xuyên.

Một số loại viên bổ sung sắt có thể gây táo bón. Nếu cần dùng thuốc, chỉ dùng những gì bác sĩ của bạn chỉ định vì không phải tất cả các loại thuốc nhuận tràng đều an toàn cho thời kỳ mang thai.
Đa vitamin

Những phụ nữ lên kế hoặc sắp có thai có thể sẽ cần viên bổ sung a xít folic để làm giảm nguy cơ em bé sẽ bị khiếm khuyết về thần kinh, và I-ốt để phát triển não bộ và hệ thần kinh.

Các viên bổ sung vitamin có thể được khuyên dùng khi có nguy cơ cao không đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng từ thức ăn. Điều này có thể áp dụng cho những bà bầu tuổi thiếu niên, người ăn chay, những ai trước giờ vẫn theo chế độ ăn uống đặc biệt, những người phải dùng thuốc, hút thuốc và nghiện rượu, hoặc những thai phụ béo phì đang căn kiêng theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế tăng cân.

Thai kỳ là thời gian quan trọng cần tập trung đến chế độ ăn uống. Những khuyến cáo dựa trên thực phẩm trong Hướng Dẫn Chế Độ Ăn Uống của Úc sẽ giúp bạn tận hưởng nhiều loại thức ăn trong khi vẫn có được đầy đủ nhất các loại chất dinh dưỡng quan trọng cho giai đoạn này.

Chú thích: (*) 1 chén = 236,6ml

Clare Collins đã nhận được tài trợ của NHMRC, ARC, Hunter Medical research Institute, Đại học NEwcasstle, Meat and Livestock Australia. Michelle Blumfield không làm việc cho, tư vấn, sở hữu cổ phần hay nhận tài trợ từ bất cứ công ty hay tổ chức nào có thể có lợi từ bài viết này. Bài viết này được đăng nguyên gốc trên The Conversation..



Ảnh “ăn vặt ban đêm” “phô mai” và “bữa sáng” của Shutterstock

Nhãn:

Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2015

6 loại thực phẩm giết chết chế độ giảm cân của bạn

6 thực phẩm có thể ngăn cản chiếc kim bàn cân của bạn dịch về phía trái. Các bạn nên đọc cái này nhé

Tất cả mọi người đều biết nếu bạn muốn giảm cân và khỏe mạnh, thực phẩm như khoai tây chiên, sô cô la và kẹo mút – dù ngon lành thế nào – cũng không phải là ý tưởng hay vào lúc này.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thường dùng những lựa chọn lành mạnh và lại tăng cân? Cẩn thận nhé: Luôn có những món ăn xấu nhưng lại được xem là tốt và chúng đang phá hoại những cố gắng giảm cân của bạn.

1. Nước trái cây
Cho bạn điểm mười sức khỏe mỗi khi bạn chọn lon nước cam ép thay vì nước ngọt. Bạn có thể sẽ muốn suy nghĩ lại. Một ly nước cam 300ml có thể chứa 150 calories, nhiều hơn một lon Coca bình thường!
Theo nhà dinh dưỡng và chuyên gia về chế độ ăn Jaime Rose Fronzek, thay nước ép bằng trái cây nguyên chất sẽ tốt hơn cho bạn. “Trái cây tươi đồng nghĩa bạn có tất cả những chất xơ cần thiết thay vì bỏ chúng đi và chỉ lấy nước cốt”.
2. Dầu ô liu
Mặc dù dầu ô liu được biết tới như nhân tố giúp giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành và là tiêu chuẩn cho chế độ ăn Địa Trung Hải, bạn không nên xem nó như lựa chọn thực phẩm lành mạnh do lượng chất béo chứa bên trong.
“Mặc dù một ít dầu ô liu rất tốt cho sức khỏe của bạn, bạn rất dễ sử dụng quá liều hỗn hợp chứa 100% chất béo này. Với hàm lượng cô đặc, rất dễ khiến chế độ ăn kiêng của bạn phải kéo dài thêm vài tuần nữa”, Jaime nói.
3. Yoghurt ít béo
Dùng những lựa chọn thực phẩm ít béo khiến chúng ta cảm thấy mình đang làm điều có ích cho vòng eo nhưng mặc dù chúng ít béo, chúng vẫn chứa rất nhiều thành phần có hại cho chế độ ăn kiêng của bạn.
“Nếu bạn bỏ đi chất gì ra khỏi thức ăn như chất béo, bạn sẽ phải thay thế nó với một thứ khác. Yoghurt ít béo thường nhiều đường vì vậy tổng số calorie cũng tương đương và có khi hơn thế nữa”, Jaime khẳng định.
4. Đồ uống có cồn
Không chỉ chứa rất nhiều năng lượng (một món uống tiêu chuẩn chứa khoảng 70 calories và chưa tính đồ pha kèm), alcohol còn khiến bạn muốn ăn nhiều hơn.
“Món uống chứa cồn được dùng để làm tăng vị giác, vì vậy chúng ta ăn nhiều hơn những thức ăn thường không đụng tới. Chúng thay thế những chất dinh dưỡng khác, vì vậy khi chúng ta đốt cháy tinh bột như năng lượng, alchohol lại chiếm chỗ của chúng và những tinh bột giữ lại thành mỡ”, Jaime nói. Vì vậy, hãy thay ly vang bằng vodka pha soda cho chuyến đi chơi sau nhé.
5. Trái cây khô và hỗn hợp các loại hạt
Là món ăn vặt hoàn hảo cho bạn mang đi bất cứ đâu cũng như thỏa mãn cơn đói trong ngày, nhưng tin buồn là trái cây khô và hỗn hợp các loại hạt lại nói KHÔNG với chế độ ăn kiêng của bạn.
Rất nhiều hỗn hợp sẽ bổ sung đường từ trái cây và muối từ hạt. Tự làm món ăn vặt của riêng bạn bằng cách mua hạt nguyên chưa qua chế biến và thêm vào trái cây tươi nhé.
Nguồn: ST

Nhãn:

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

Hội chứng kém hấp thu thì bạn nên ăn uống như thế nào

Hội chứng kém hấp thu là tình trạng thất bại của cơ thể trong việc hấp thu các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất từ thực phẩm. 




Sự rối loạn hấp thu này có thể chuyên biệt chỉ với một hoặc một số loại chất cụ thể như: protein, lipid, vitamin… nhưng cũng có thể xảy ra với tất cả các loại chất. Bất kể chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ nguồn dưỡng chất, những người mắc hội chứng kém hấp thu luôn đi kèm tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau.

Vì sao bị hội chứng kém hấp thu?

Kém hấp thu không phải là một bệnh lý riêng biệt mà có thể là hậu quả của hơn 100 tình trạng khác nhau góp phần tạo nên, hầu hết các nguyên nhân đó là hiếm gặp. Chính vì vậy, phần lớn người bệnh không thể xác định nguyên nhân của hội chứng này. Một số bệnh lý hoặc tình trạng có thể là lí do gây kém hấp thu, bao gồm:

– Chế độ ăn uống nghèo nàn chất dinh dưỡng
– Tình trạng dư thừa lớp màng nhầy bao phủ niêm mạc ruột
– Sự mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột
– Dị ứng thức ăn
– Rối loạn dung nạp lactose
– Nhiễm ký sinh trùng đường ruột: giun sán, amip…
– Tiêu thụ quá nhiều rượu hoặc các thuốc nhuận trường, thuốc kháng acid…
– Tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài
– Ảnh hưởng của các điều trị tiến hành trên ruột: xạ trị, phẫu thuật cắt ngắn đoạn ruột…
– Các bệnh lý của tuyến tụy, gan, túi mật và ống mật
– Các bệnh lý của ống tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm ruột từng vùng (bệnh Crohn), viêm túi thừa, hội chứng ruột kích thích…
– Bệnh lý HIV-AIDS

Dấu hiệu nhận diện

Triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng kém hấp thu là tiêu chảy, tuy nhiên không phải xảy ra ở tất cả các trường hợp. Các triệu chứng khác tiêu hóa thường gặp khác bao gồm táo bón, đầy bụng, khó tiêu hoặc thay đổi tính chất phân (phân nhạt màu, phân mỡ, phân sống…). Bệnh cũng có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể, biểu hiện bởi sự suy giảm trạng thái tâm thần (trầm cảm, giảm khả năng tập trung…); yếu cơ hoặc tình trạng chuột rút cơ bắp; da khô, dễ xuất hiện các vết bầm tím do xuất huyết; tóc khô, dễ gãy rụng hoặc tình trạng suy giảm thị lực, nhất là vào ban đêm. Không những vậy, người mắc hội chứng kém hấp thu thường dễ mệt mỏi, sụt cân hoặc chậm phát triển thể chất vì tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng.

Khắc phục hội chứng kém hấp thu bằng chế độ ăn

Có rất nhiều chế độ ăn uống được khuyến nghị cho người mắc hội chứng kém hấp thu. Mục đích chung của chế độ ăn này là hỗ trợ ruột trong việc hàn gắn các tổn thương cũng như làm sạch thành ruột khỏi các chất ứ đọng hoặc chất nhầy dư thừa. Để thực hiện điều này, cần đảm bảo khẩu phần ít chất xơ, chất béo và sữa. Mặt khác, chế độ ăn uống giàu chất lỏng, vitamin và khoáng chất hỗ trợ hiệu quả việc cải thiện triệu chứng và tăng cường sức khỏe một cách tổng thể. Cụ thể nên áp dụng chế độ ăn theo nguyên tắc sau trong thời gian ít nhất 30 ngày:

– Ăn nhiều carbohydrate phức như gạo, bột yến mạch, bột, mì ống…
– Đảm bảo bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất. Ăn nhiều trái cây, đặc biệt là đu đủ tươi và dứa
– Ăn cá nướng hoặc hấp 3 lần/ tuần
– Uống 6-8 ly nước lọc, nước trái cây hoặc trà thảo dược mỗi ngày. Việc đảm bảo bổ sung nhiều chất lỏng giữa các bữa ăn sẽ giúp hạn chế lượng thức ăn tồn đọng trong dạ dày.
– Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo bao gồm bơ, bơ thực vật, thức ăn chiên xào, thịt mỡ, dầu ăn, sô-cô-la…
– Không tiêu thụ sản phẩm từ sữa và lúa mì, sản phẩm có chứa caffeine, sản phẩm thịt và các loại thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt loại có chứa nhiều phụ gia thực thẩm. Tuy nhiên có thể ăn bổ sung sữa chua loại ít đường, tốt nhất là lên men thủ công tại nhà để tăng cường hệ vi sinh vật đường ruột.
– Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày. Không ăn lượng quá nhiều mỗi bữa vì có thể dẫn đến giảm nhu động và ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa, hấp thu của ruột .

Bên cạnh đó, một số thảo dược thông thường có thể giúp hỗ trợ và cải thiện hội chứng kém hấp thu, bao gồm:

– Cỏ ba lá, gốc cây bồ công anh, hạt cây thì là, gừng, cây tầm ma giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
– Nha đam và bạc hà giúp hỗ trợ tiêu hóa.
– Cây rễ vàng giúp tăng cường chức năng của gan, ruột kết và tuyến tụy.
– Rêu và đại hoàng hữu ích trong việc làm giảm các rối loạn ruột.

Như vậy, việc kiên trì áp dụng một chế độ ăn uống hợp lý kèm theo sự hỗ trợ của một số loại thuốc hoặc thảo dược là chìa khóa để cải thiện triệu chứng và các vấn đề sức khỏe gây ra bởi hội chứng kém hấp thu.

Bích Na

Nhãn:

Thứ Tư, 10 tháng 6, 2015

Nghiên cứu mới phát hiện ra rằng: đường giúp giảm stress

Chắc có lẽ các nhà khoa học đã tìm ra lý do tại sao chúng ta thường hay ăn đồ ngọt khi bị stress. Một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu tại Đại học California và đã phát hiện ra rằng, người uống nước làm ngọt bằng đường có nồng độ hóc-môn stress cortisol trong cơ thể thấp hơn so với những người uống đồ uống có chứa chất làm ngọt nhân tạo aspartame.







Trong thí nghiệm, những phụ nữ được cho uống đồ uống có saccarôzơ (một loại đường có trong mía) hoặc có chứa chất tạo vị ngọt nhân tạo aspartame ba lần một ngày trong hai tuần. Sau đó, họ được yêu cầu giải quyết một vài vấn đề toán học.

Sử dụng công nghệ quét cộng hưởng từ (MRI), các nhà nghiên cứu phát hiện thấy những ai uống nước pha saccarôzơ có nồng độ cortisol, một hóc-môn được cơ thể giải phóng ra khi bị stress, thấp hơn so với người uống nước có chứa aspartame.

Theo nghiên cứu xuất bản trên Tạp chí Chuyển hóa và Nội tiết Lâm sàng (Journal of Clinical Endocrinology and Metabolism), các nhà khoa học cũng phát hiện thấy saccarôzơ ức chế các hoạt động liên quan đến stress tại vùng hồi hải mã (hippocampus) của não bộ, tuy nhiên aspartame thì lại không.

Các tác giả của nghiên cứu kết luận rằng tác dụng làm giảm stress của đường có thể dẫn đến người bị stress sẽ tiêu thụ nhiều đường hơn, và  dễ bị mắc các căn bệnh có liên quan đến đường như tiểu đường, béo phì.

Theo các tác giả, những phát hiện này nằm trong số bằng chứng đầu tiên cho thấy mối liên hệ giữa đường và mức độ giảm stress ở người.

Các nghiên cứu khác đã chỉ ra tác dụng tiêu cực của aspartame, như làm tổn thương não bộ ở những con chuột được cho ăn chất làm ngọt này với nồng độ lớn hơn 50% nồng độ aspartame được FDA phê chuẩn cho người.

Đại Hải biên dịch
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh

Nhãn:

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

Virut MERS nguy hiểm thế nào và cách phòng tránh

Vi rút gây bệnh MERS (Hội chứng Hô hấp vùng Trung Đông) được cho là nguy hiểm ngang với SARS, mặc dù tốc độ lây lan không nhanh chóng như vậy. Hiện nay đều chưa có giải pháp điều trị cho bệnh nhân MERS, đó dó bạn nên nắm một số nguyên tắc cơ bản để hạn chế rủi ro.


MERS là gì? Nước nào đã có bệnh nhân MERS?

Hội chứng Hô hấp vùng Trung Đông hay còn gọi là MERS (Middle East Respiratory Syndrome) là bệnh gây ra bởi một loại vi rút corona (MERS-CoV), cùng họ với vi rút đã gây ra bệnh SARS vào năm 2003. Mức độ lây lan của MERS không như SARS nhưng độ nguy hiểm không kém, tỉ lệ tử vong rất cao, có thể lên đến 40%.



Bệnh MERS được ghi nhận lần đầu tại Ả Rập Saudi vào tháng 9/2012, nhưng sau đó các quan chức y tế xác định lại rằng vào tháng 4/2012 đã có người bị MERS tại Jordan. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến cuối tháng 5/2015 đã có 1.119 trường hợp nhiễm MERS-CoV được ghi nhận, trong đó ít nhất 423 người đã tử vong.

Số người nhiễm MERS thuộc về 25 quốc gia, bao gồm 9 nước khu vực Trung Đông, 9 nước châu Âu, 3 quốc gia châu Phi, 1 quốc gia châu Mỹ (Mỹ) và 3 quốc gia châu Á (Malaysia, Philippines và Hàn Quốc). Xuất phát điểm, hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều có liên quan đến các nước gần và trong bán đảo Ả Rập, do đó tên gọi Hội chứng Hô hấp vùng Trung Đông – MERS được đặt cho căn bệnh này.

Mới đây nhất, Hàn Quốc ghi nhận có 7 bệnh nhân bị nhiễm MERS-CoV. Trung Quốc cũng báo cáo có 1 trường hợp.


Tại Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nào nhưng ngày 22/5, Bộ Y tế cũng đã ra công điện khẩn yêu cầu tăng cường phòng lây nhiễm căn bệnh nguy hiểm này.

Triệu chứng và biến chứng

Bất kỳ người nào, từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi đều có thể bị MERS. MERS-CoV lây lan từ người bệnh sang người khác qua tiếp xúc gần, như chăm sóc hoặc sống chung với người bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, không có bằng chứng về việc duy trì lan truyền trong môi trường cộng đồng.

Hầu hết bệnh nhân MERS phát triển bệnh hô hấp cấp tính nặng với các triệu chứng sốt, ho và khó thở.

Một số người cũng có triệu chứng về tiêu hóa bao gồm tiêu chảy, buồn nôn và nôn. Đối với nhiều người bị MERS, có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm phổi và suy thận. Khoảng 3 – 4 trong số 10 người bị MERS đã chết. Một số người bị nhiễm bệnh có triệu chứng nhẹ (giống như cảm lạnh) hoặc không có triệu chứng gì cả thì đã hồi phục.

Theo quan sát của các chuyên gia, người sẵn có vấn đề sức khỏe từ trước, bao gồm bệnh tiểu đường, ung thư, phổi mãn tính, tim và bệnh thận, hoặc có hệ miễn dịch suy yếu thì sẽ có nguy cơ nhiễm MERS-CoV cao hơn, hoặc bị nặng hơn.

Thời gian ủ bệnh cho MERS (thời gian từ khi một người tiếp xúc với MERS-CoV đến khi bắt đầu có triệu chứng) thường là khoảng 5 – 6 ngày, nhưng có thể dao động 2-14 ngày.

Biện pháp phòng ngừa MERS

Hiện nay, không có giải pháp đặc biệt hoặc vắc-xin để phòng ngừa nhiễm MERS-CoV.

Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ khuyến cáo mọi người tự bảo vệ mình khỏi căn bệnh này thông qua hoạt động phòng ngừa hàng ngày:

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong 20 giây, và giúp trẻ em làm như vậy. Nếu xà phòng và nước không có sẵn, sử dụng một chất rửa tay chứa cồn.
Che mũi và miệng bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi, sau đó ném khăn giấy vào thùng rác.
Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng rửa tay.
Tránh tiếp xúc cá nhân, chẳng hạn như hôn nhau, hoặc chia sẻ chén hay dụng cụ ăn uống, với người bị bệnh.
Làm sạch và khử trùng các bề mặt thường chạm như đồ chơi và tay nắm cửa.
Đặc biệt lưu ý nếu ban đang chăm sóc hoặc sống chung với người đã được chẩn đoán nhiễm MERS-CoV. Khi có biểu sốt và các triệu chứng bệnh đường hô hấp, như ho hoặc khó thở, trong vòng 14 ngày sau khi tiếp xúc với người hoặc đi từ các nước trong hoặc gần bán đảo Ả Rập, hoặc thì nên gọi nhờ trung tâm y tế hỗ trợ khám thêm.

Điều trị MERS như thế nào?

Không có điều trị cụ thể được đề nghị cho các bệnh nhân nhiễm MERS-CoV. Người mắc bệnh có thể được chăm sóc y tế để giúp giảm bớt các triệu chứng. Đối với những trường hợp nặng, điều trị hiện nay bao gồm chăm sóc để hỗ trợ các chức năng cơ quan trọng yếu.

Thận trọng khi tiếp xúc với lạc đà

Vi rút gây bệnh MERS đã được tìm thấy trong một số lạc đà, và một số bệnh nhân cho hay trước đó đã tiếp xúc với những con lạc đà. Tuy nhiên, cách lây nhiễm từ lạc đà sang người chưa được tìm hiểu rõ.

Do đó, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo bất cứ ai đến thăm trang trại, chợ, nhà kho, hoặc những nơi khác, nơi mà động vật có mặt đều cần thực hành các biện pháp vệ sinh chung, bao gồm cả việc rửa tay thường xuyên trước và sau khi chạm vào động vật, và tránh tiếp xúc với động vật bị bệnh. Đồng thời cũng nên tránh tiêu thụ các sản phẩm động vật sống hoặc nấu chưa chín.

Những người có bệnh tiểu đường, suy thận, hoặc bệnh phổi mạn tính và những người bị suy yếu hệ miễn dịch thuộc nhóm có nguy cơ cao hơn, được khuyến cáo:

Tránh tiếp xúc với lạc đà.
Không uống sữa lạc đà sống.
Không ăn thịt chưa nấu chín, đặc biệt là thịt lạc đà.
Vi rút MERS-CoV được đánh giá nguy hiểm ngang với SARS, mặc dù tốc độ lây lan không nhanh chóng như vậy. Tổn thất về người và của do bệnh SARS mang lại là bao nhiêu vẫn chưa ước tính hết được, lý do một phần là vì chính quyền Trung Quốc đã không báo cáo chân thực về diễn tiến và tình hình thực tế của SARS vào thời điểm đó, thậm chí là sau đó.

Phòng vẫn hơn chống, bạn nên lưu ý tăng cường chăm sóc sức khỏe bản thân, tăng cường miễn dịch, từ đó hạn chế được nguy cơ mắc bệnh hoặc tổn thất mà MERS có thể gây ra.

Mạnh Lạc

Nhãn:

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

6 bài tập giúp lấy lại eo thon dáng đẹp

Sức khỏe mỗi ngày, Vòng eo của chị em rất dễ bị "đọng mỡ" làm mất dáng và tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật. Việc chị em cần làm lúc này là tập luyện thật chăm chỉ để lấy lại vòng eo thon.
6 bài tập với 12 động tác này sẽ giúp bạn có được cơ thể khỏe mạnh, vòng eo thon gọn và dáng dấp gợi cảm. Cùng luyện tập nhé!
Bài tập 1: Gập người, chống đẩy và bật nhảy
Bắt đầu ở tư thế đứng chân rộng bằng vai (A). Gập người, hạ thấp phần hông, chống tay lên thảm (B). Bật hai chân ra sau tạo thành tư thế chống đẩy (C). Thu chân về rồi bật người lên cao (D) và kết thúc một lần tập. Bài tập này thực hiện 15 lần.
Bài tập 2: Leo núi.
Bắt đầu ở tư thế chuẩn bị chống đẩy (A) đưa chân phải lên gần ngực (B) sau đó đổi sang chân trái (C), cố gắng giữ thẳng thân người. Tập 30 lần tổng cộng cho cả hai bên chân.
Bài tập 3: Từ chống đẩy sang tư thế chữ T
Khởi đầu bằng tư thế chống đẩy (A), nhấc tay trái lên rồi nghiêng người, tay phải đỡ thân, tay trái dang thẳng sao cho hai tay và thân người tạo thành chữ T (B). Với mỗi bên, thực hiện 15 lần.
Bài tập 4: Hạ gối xoắn chân
Bắt đầu từ tư thế đứng, hai tay chống hông, chân đứng rộng bằng vai. Bước chân phải rộng về phía sau, hạ gối trông như khẽ nhún người để chào, sau đó bật người lên trở về vị trí ban đầu. Bài tập thực hiện 15 lần với mỗi bên chân.
Bài tập 5: Chống đẩy bước đi
Tư thế chuẩn bị giống như chống đẩy, sau đó di chuyển 5 bước chân sang bên trái rồi 5 bước trở về vị trí cũ. Tập động tác này 5 lần.
Bài tập 6: Nhón chân gập gối
Bắt đầu ở tư thế đứng, chống hông, kiễng chân (A). Bước chân trái lên phía trước sao cho đầu gối vuông góc, hạ thân người xuống thấp (B) rồi trở lại vị trí ban đầu và đổi chân. Bài tập thực hiện 15 lần với mỗi bên chân.
Nguồn: sưu tầm
>> Món ngon giảm cân

Nhãn: